TUYÊN TRUYỀN VỀ TIÊM VẮC XIN SỞI - RUBELLA
Sởi và rubella là những bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi và vi rút rubella gây ra,gây dịch lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới. Bệnh phổ biến ở trẻ em.
Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết mũi họng của bệnh nhân khi người bệnh ho, hắt hơi. Bệnh sởi làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể cho nên thường kèm theo những biến chứng nặng như viêm phổi, viêm tai, tiêu cháy, viêm não... Những bệnh này khi mắc cùng bệnh sởi thường có diễn biến rất nặng.
Bệnh rubella ở trẻ em thường nhẹ, ít biến chứng. Tuy nhiên, nếu người mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra sảy thai, thai chết lưu, hội chứng rubella bẩm sinh (CRS) và nhiễm rubella bẩm sinh ở trẻ khi sinh ra. Hội chứng Rubella bẩm sinh bao gồm các dị tật tim, đục thuỷ tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển, đái tháo đường ở trẻ nhỏ, vàng da, xuất huyết, xương thủy tinh... và nhiều trường hợp mắc đa dị tật.
Tại Việt Nam, từ cuối năm 2013 đến tháng 5 năm 2014 cả nước ghi nhận 5.005 trường hợp mắc sởi xác định trong số 19.739 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 62/63 tỉnh, thành phố, 112 trường hợp tử vong chủ yếu ở các tỉnh miền bắc. Đối tượng bị bệnh chủ yếu ở trẻ em chưa tiêm vắc xin phòng bệnh.
Bệnh sởi có tính lây truyền cao nhất, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi nào đạt được > 95% tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu sởi trong quần thể dân cư.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo đối với các quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc xin Sởi mũi 1 đạt trên 80% nên sử dụng vắc xin phối hợp Sởi - Rubella (MR) để đồng thờikhống chế Rubella và Sởi và tăng cường hiệu quả của công tác tiêm chủng.
Việc triển khai tiêm vắc xin Sởi – Rubella trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ 9 tháng tiêm Sởi và 18 tháng tiêm nhắc lại Sởi – Rubella sẽ góp phần giảm gánh nặng bệnh Sởi và hội chứng Rubella bẩm sinh.
Hãy đưa trẻ đi tiêm vắc xin sởi- rubella trong độ tuổi quy định.
Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết mũi họng của bệnh nhân khi người bệnh ho, hắt hơi. Bệnh sởi làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể cho nên thường kèm theo những biến chứng nặng như viêm phổi, viêm tai, tiêu cháy, viêm não... Những bệnh này khi mắc cùng bệnh sởi thường có diễn biến rất nặng.
Bệnh rubella ở trẻ em thường nhẹ, ít biến chứng. Tuy nhiên, nếu người mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra sảy thai, thai chết lưu, hội chứng rubella bẩm sinh (CRS) và nhiễm rubella bẩm sinh ở trẻ khi sinh ra. Hội chứng Rubella bẩm sinh bao gồm các dị tật tim, đục thuỷ tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển, đái tháo đường ở trẻ nhỏ, vàng da, xuất huyết, xương thủy tinh... và nhiều trường hợp mắc đa dị tật.
Tại Việt Nam, từ cuối năm 2013 đến tháng 5 năm 2014 cả nước ghi nhận 5.005 trường hợp mắc sởi xác định trong số 19.739 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 62/63 tỉnh, thành phố, 112 trường hợp tử vong chủ yếu ở các tỉnh miền bắc. Đối tượng bị bệnh chủ yếu ở trẻ em chưa tiêm vắc xin phòng bệnh.
Bệnh sởi có tính lây truyền cao nhất, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi nào đạt được > 95% tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu sởi trong quần thể dân cư.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo đối với các quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc xin Sởi mũi 1 đạt trên 80% nên sử dụng vắc xin phối hợp Sởi - Rubella (MR) để đồng thờikhống chế Rubella và Sởi và tăng cường hiệu quả của công tác tiêm chủng.
Việc triển khai tiêm vắc xin Sởi – Rubella trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ 9 tháng tiêm Sởi và 18 tháng tiêm nhắc lại Sởi – Rubella sẽ góp phần giảm gánh nặng bệnh Sởi và hội chứng Rubella bẩm sinh.
Hãy đưa trẻ đi tiêm vắc xin sởi- rubella trong độ tuổi quy định.
Thông tin khác
- Ngày 06 tháng 8 ngày an ninh mạng việt nam (08/11/2024)
- Thông báo tuyển sinh đại học từ xa (văn bằng 2) trường đại học tây đô (08/11/2024)
- Phòng ngừa hoạt động lôi kéo công dân việt nam với chiêu bài "việc nhẹ lương cao", xuất cảnh và... (07/11/2024)
- Thông báo về việc tổ chức chương trình gắn chân, tay giả do tổ chức mom tài trợ miễn phí... (07/11/2024)
- Kỷ niệm 107 năm cách mạng tháng mười nga (07/11/1917 - 07/11/2024) (07/11/2024)
- Thông báo về việc khám sức khoẻ cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2025 (06/11/2024)
- Thông báo về việc tổ chức tiếp nhận hiến máu tình nguyện đợt 03/2024 (06/11/2024)
- Quyết định công bố danh mục dịch vụ công không tiếp nhận hồ sơ giấy trên hệ thống thông tin... (05/11/2024)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét