Nhân vật lịch sử Đồng chí Phan Văn Bảy (1910- 1942)
Ông Phan Văn Bảy, sanh ngày 1-1-1910 tại làng Tân Dương, tổng An Phong, quận Lai Vung, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Tân Dương, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1926, ông trúng tuyển vào trường trung học Cần Thơ (collège de Cần Thơ) với hạng ưu, nên được cấp học bổng. Tại đây, ông tham gia đấu tranh đòi ân xá cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Châu Trinh, đòi cải thiện chế độ học đường nên bị đốc học Pháp đuổi học. Nhờ gia đình và giáo viên đấu tranh kiến nghị nên được trở lại tiếp tục học, song phải lưu ban. Năm 1927, Phan Văn Bảy được kết nạp vào tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, ông càng tích cực tham gia bãi khóa đấu tranh. Để dập tắt phong trào, nhà cầm quyền Pháp quyết định đuổi 20 học sinh. Riêng Phan Văn Bảy bị cấm không được học bất cứ trường nào ở Nam Kỳ và phải bồi thường gấp đôi tiền chi phí của năm học.
Trở về quê Tân Dương, Phan Văn Bảy tích cực tuyên truyền vận động cách mạng và tìm cách liên hệ với tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Cao Lãnh. Năm 1929 Chi hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội được thành lập ở Tân Dương. Cuối năm 1929 chuyển thành Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng. Sau ngày 3 tháng 2 năm 1930, Chi bộ An Nam Cộng sản Tân Dương chuyển thành Chi bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam, Phan Văn Bảy được cử làm Bí thư. Từ đó ông cùng Chi bộ tích cực hoạt động, tuyên truyền, tổ chức quần chúng vào các đoàn thể cách mạng như Nông hội đỏ, Công hội đỏ…
Ngày 13-5-1930, ông trực tiếp cầm đơn và cùng hơn 700 nông dân Tân Dương và vùng lân cận biểu tình, đấu tranh chống thuế, chống xâu, thả những người bị bắt…nhân dịp chủ tỉnh Sa Đéc (Esquivullon) đến Tân Dương. Chủ tỉnh không giải quyết và định quay về Sa Đéc, ông lãnh đạo quần chúng nhảy xuống nước kéo canô lên cạn. Trước sức đấu tranh mạnh của quần chúng, chủ tỉnh buộc phải hứa giải quyết yêu sách.
Sau đó, ông bị Pháp bắt và bị Toà Đại hình tỉnh Vĩnh Long kết án 5 năm tù, đày đi Côn Đảo (tháng 5-1931). Không cam tâm nằm trong tù ngục, ông cùng 5 đồng chí tổ chức đóng bè vượt ngục, nhưng sóng to, gió lớn đưa chiếc bè trôi giạt vào bờ biển Xiêm La (Thái Lan). Được ngư dân Việt kiều giúp đở, ông tìm cách trở về Tổ quốc. Nhưng việc bị lộ, cuối năm 1932 bị cảnh sát Xiêm theo dõi bắt cả 5 người giao cho Pháp giải về Sài Gòn, rồi lại bị đày ra Côn Đảo.
Bị coi là cầm đầu tù vượt ngục, nên ông bị giam vào khám tối và bắt lao động khổ sai. Đá rơi làm dập nát một bàn chân, phải đi cà nhắc, từ đó anh em tù đặt cho cái tên “Bảy cùi” để kỷ niệm mối hận thù những ngày bị giam cầm trong nhà lao Côn Đảo.
Đầu năm 1936, mãn hạn tù, nhưng nhà cầm quyền Pháp cấm không cho ông về Sa Đéc, Cần Thơ cư trú, mà buộc phải đi biệt xứ.
Xuống Vĩnh Long sinh sống, bắt liên lạc với Đảng, ông tiếp tục hoạt động, rồi được phân công về Bạc Liêu. Năm 1937, được Đảng điều về Cần Thơ và được bầu vào Liên Tỉnh ủy Cần Thơ (1938). Cuối năm 1939 đầu năm 1940 ông được điều xuống Trà Vinh làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ.
Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ông được Liên Tỉnh ủy đưa xuống Cà Mau lập lò rèn ở rừng U Minh Thượng để sản xuất vũ khí, rồi được cử làm Phó Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ kiêm Bí thư Liên Tỉnh ủy Hậu Giang.
Ngày 5-6-1941, Phan Văn Bảy cùng một số đồng chí trong Liên Tỉnh ủy, Xứ ủy lại bị giặc bắt và bị kết án tử hình.
Ngày 22-7-1942, ông hy sinh tại Hóc Môn.
Năm 1926, ông trúng tuyển vào trường trung học Cần Thơ (collège de Cần Thơ) với hạng ưu, nên được cấp học bổng. Tại đây, ông tham gia đấu tranh đòi ân xá cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Châu Trinh, đòi cải thiện chế độ học đường nên bị đốc học Pháp đuổi học. Nhờ gia đình và giáo viên đấu tranh kiến nghị nên được trở lại tiếp tục học, song phải lưu ban. Năm 1927, Phan Văn Bảy được kết nạp vào tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, ông càng tích cực tham gia bãi khóa đấu tranh. Để dập tắt phong trào, nhà cầm quyền Pháp quyết định đuổi 20 học sinh. Riêng Phan Văn Bảy bị cấm không được học bất cứ trường nào ở Nam Kỳ và phải bồi thường gấp đôi tiền chi phí của năm học.
Trở về quê Tân Dương, Phan Văn Bảy tích cực tuyên truyền vận động cách mạng và tìm cách liên hệ với tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Cao Lãnh. Năm 1929 Chi hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội được thành lập ở Tân Dương. Cuối năm 1929 chuyển thành Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng. Sau ngày 3 tháng 2 năm 1930, Chi bộ An Nam Cộng sản Tân Dương chuyển thành Chi bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam, Phan Văn Bảy được cử làm Bí thư. Từ đó ông cùng Chi bộ tích cực hoạt động, tuyên truyền, tổ chức quần chúng vào các đoàn thể cách mạng như Nông hội đỏ, Công hội đỏ…
Ngày 13-5-1930, ông trực tiếp cầm đơn và cùng hơn 700 nông dân Tân Dương và vùng lân cận biểu tình, đấu tranh chống thuế, chống xâu, thả những người bị bắt…nhân dịp chủ tỉnh Sa Đéc (Esquivullon) đến Tân Dương. Chủ tỉnh không giải quyết và định quay về Sa Đéc, ông lãnh đạo quần chúng nhảy xuống nước kéo canô lên cạn. Trước sức đấu tranh mạnh của quần chúng, chủ tỉnh buộc phải hứa giải quyết yêu sách.
Sau đó, ông bị Pháp bắt và bị Toà Đại hình tỉnh Vĩnh Long kết án 5 năm tù, đày đi Côn Đảo (tháng 5-1931). Không cam tâm nằm trong tù ngục, ông cùng 5 đồng chí tổ chức đóng bè vượt ngục, nhưng sóng to, gió lớn đưa chiếc bè trôi giạt vào bờ biển Xiêm La (Thái Lan). Được ngư dân Việt kiều giúp đở, ông tìm cách trở về Tổ quốc. Nhưng việc bị lộ, cuối năm 1932 bị cảnh sát Xiêm theo dõi bắt cả 5 người giao cho Pháp giải về Sài Gòn, rồi lại bị đày ra Côn Đảo.
Bị coi là cầm đầu tù vượt ngục, nên ông bị giam vào khám tối và bắt lao động khổ sai. Đá rơi làm dập nát một bàn chân, phải đi cà nhắc, từ đó anh em tù đặt cho cái tên “Bảy cùi” để kỷ niệm mối hận thù những ngày bị giam cầm trong nhà lao Côn Đảo.
Đầu năm 1936, mãn hạn tù, nhưng nhà cầm quyền Pháp cấm không cho ông về Sa Đéc, Cần Thơ cư trú, mà buộc phải đi biệt xứ.
Xuống Vĩnh Long sinh sống, bắt liên lạc với Đảng, ông tiếp tục hoạt động, rồi được phân công về Bạc Liêu. Năm 1937, được Đảng điều về Cần Thơ và được bầu vào Liên Tỉnh ủy Cần Thơ (1938). Cuối năm 1939 đầu năm 1940 ông được điều xuống Trà Vinh làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ.
Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ông được Liên Tỉnh ủy đưa xuống Cà Mau lập lò rèn ở rừng U Minh Thượng để sản xuất vũ khí, rồi được cử làm Phó Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ kiêm Bí thư Liên Tỉnh ủy Hậu Giang.
Ngày 5-6-1941, Phan Văn Bảy cùng một số đồng chí trong Liên Tỉnh ủy, Xứ ủy lại bị giặc bắt và bị kết án tử hình.
Ngày 22-7-1942, ông hy sinh tại Hóc Môn.
Thông tin khác
- Hội chữ thập đỏ phường tổ chức phát 50 phần quà từ thiện (15/11/2024)
- Tuyên truyền phòng chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản (14/11/2024)
- Hưởng ứng ngày đái tháo đường thế giới năm 2024 (14/11/2024)
- Ubnd phường tân quy đông phát 120 phần quà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa... (13/11/2024)
- Thông báo về việc lập thủ tục giấy phép môi trường đối với dự án, cơ sở sản xuất kinh... (13/11/2024)
- thông báo về việc khẩn trương thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối với các cửa... (13/11/2024)
- Thông báo về việc ngừng, giảm mức cung cấp điện để sửa chữa lưới điện từ ngày 18/11/2024 đến ngày... (12/11/2024)
- Thông báo về việc tổ chức hiến máu tình nguyện đợt 3/2024 (12/11/2024)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét