Nhân vật lịch sử Đồng chí Phạm Hữu Lầu - Từ người yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản
1. Từ một thanh niên giàu lòng yêu nước
Vùng Hòa An - Cao Lãnh được biết đến là nơi giàu truyền thống cách mạng, mỗi khi có giặc ngoại xâm thì nhân dân nhất tề đứng lên, đồng sức, đồng lòng đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Năm 1785, nhân dân nơi đây tích cực hưởng ứng cuộc tấn công của đạo quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược ở Rạch Gầm - Xoài Mút. Đến những năm 60 của thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở 6 tỉnh Nam Kỳ, không cam chịu cảnh mất nước và ách nô lệ, nhân dân Cao Lãnh đã cùng nghĩa quân của Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều, Thống Linh lập căn cứ ở Đồng Tháp Mười chống Pháp (1864 - 1866). Đầu thế kỷ XX, Cao Lãnh là nơi hội tụ của nhiều sĩ phu yêu nước từ miền Bắc, miền Trung về đây như cụ Võ Hoành, cụ Phủ Bùi, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh)... Các cụ đã hoạt động tích cực trong nông dân, trí thức, học sinh, giới tu hành, nho sĩ để giáo dục, hâm sôi lòng yêu nước, chí căm thù giặc Pháp, nhất là trong thanh thiếu niên. Đặc biệt, từ năm 1907 đến năm 1910, Cao Lãnh là một trong những tâm điểm vận động của phong trào Đông Du, Duy Tân do các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh lãnh đạo, thu hút nhiều nhân sĩ yêu nước ở Cao Lãnh xuất dương sang Nhật tìm đường cứu nước như: Lưu Quang Bật, Phạm Nhơn Thuần (làng Mỹ Trà), Lê Chánh Đáng, Nguyễn Văn Khỏe, Lê Văn Sao (làng Hòa An), Nguyễn Quang Diêu (làng Tân Thuận), Đinh Hữu Thuật (làng Mỹ Xương)... Các phong trào đấu tranh yêu nước, chống giặc Pháp liên tục bùng lên trên đất Cao Lãnh tuy chưa thành công nhưng có ảnh hưởng sâu sắc trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên, học sinh, trong đó có Phạm Hữu Lầu.
Vùng Hòa An - Cao Lãnh được biết đến là nơi giàu truyền thống cách mạng, mỗi khi có giặc ngoại xâm thì nhân dân nhất tề đứng lên, đồng sức, đồng lòng đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Năm 1785, nhân dân nơi đây tích cực hưởng ứng cuộc tấn công của đạo quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược ở Rạch Gầm - Xoài Mút. Đến những năm 60 của thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở 6 tỉnh Nam Kỳ, không cam chịu cảnh mất nước và ách nô lệ, nhân dân Cao Lãnh đã cùng nghĩa quân của Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều, Thống Linh lập căn cứ ở Đồng Tháp Mười chống Pháp (1864 - 1866). Đầu thế kỷ XX, Cao Lãnh là nơi hội tụ của nhiều sĩ phu yêu nước từ miền Bắc, miền Trung về đây như cụ Võ Hoành, cụ Phủ Bùi, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh)... Các cụ đã hoạt động tích cực trong nông dân, trí thức, học sinh, giới tu hành, nho sĩ để giáo dục, hâm sôi lòng yêu nước, chí căm thù giặc Pháp, nhất là trong thanh thiếu niên. Đặc biệt, từ năm 1907 đến năm 1910, Cao Lãnh là một trong những tâm điểm vận động của phong trào Đông Du, Duy Tân do các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh lãnh đạo, thu hút nhiều nhân sĩ yêu nước ở Cao Lãnh xuất dương sang Nhật tìm đường cứu nước như: Lưu Quang Bật, Phạm Nhơn Thuần (làng Mỹ Trà), Lê Chánh Đáng, Nguyễn Văn Khỏe, Lê Văn Sao (làng Hòa An), Nguyễn Quang Diêu (làng Tân Thuận), Đinh Hữu Thuật (làng Mỹ Xương)... Các phong trào đấu tranh yêu nước, chống giặc Pháp liên tục bùng lên trên đất Cao Lãnh tuy chưa thành công nhưng có ảnh hưởng sâu sắc trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên, học sinh, trong đó có Phạm Hữu Lầu.
Phạm Hữu Lầu (bí danh Tư Lộ) sinh năm 1906 tại làng Hòa An, tổng An Tịnh, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là Phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) trong một gia đình nghèo, cha làm thợ thủ công (thợ sơn), mẹ làm ruộng. Lớn lên trên quê hương Hoà An - Cao Lãnh, là nơi liên tiếp diễn ra các phong trào yêu nước... Đây chính là nhân tố tác động mãnh liệt, sâu sắc đến tinh thần nhiệt huyết của người thanh niên yêu nước Phạm Hữu Lầu.
Khi còn nhỏ, Phạm Hữu Lầu được cha, mẹ quan tâm cho đến trường học chữ. Bằng sự nhanh nhẹn, chăm chỉ học hành nên Phạm Hữu Lầu luôn được xếp loại nhất trong lớp. Vì nhà nghèo nên hằng ngày Phạm Hữu Lầu vừa đi học, vừa giúp cha làm nghề sơn, giúp mẹ trong việc đồng áng và việc học cũng vì thế mà phải dừng lại khi Phạm Hữu Lầu học hết lớp ba trường làng.
Năm 1919, cha của Phạm Hữu Lầu bệnh nặng rồi qua đời, mẹ phải vất vả lo toan gia đình nên cũng thường xuyên đau yếu. Từ đây, Phạm Hữu Lầu phải gắng sức nhiều hơn và trở thành lao động chính trong gia đình. Ngoài việc chăm lo mẹ già yếu, em nhỏ, Phạm Hữu Lầu còn làm nhiều nghề để kiếm sống như làm nghề sơn, nghề hớt tóc và thường xuyên tập hợp một số thanh niên để làm “việc nghĩa” như vận động xin tre lá, lợp nhà giúp các gia đình nghèo, vận động rồi đứng ra tu sửa trường học, bắt cầu...
Năm 1920, ở làng Hòa An xảy ra bệnh dịch tả, nhiều gia đình nghèo không tiền chữa bệnh. Phạm Hữu Lầu cùng một số thanh niên tự bỏ tiền và vận động các gia đình khá giả quyên góp tiền để mua thuốc men phân phát chữa khỏi bệnh cho nhiều người. Sau đó, Phạm Hữu Lầu đứng ra tổ chức một số thanh niên lập “Đội cạo gió trị bệnh”. Qua hoạt động xã hội từ thiện tại quê nhà đã giúp cho Phạm Hữu Lầu có một cái nhìn thực tế, sâu cảm mọi vấn đề về gia đình và xã hội.
Từ năm 1924 - 1926, phong trào yêu nước ở quận Cao Lãnh lên khá cao, cũng là lúc Phạm Hữu Lầu trăn trở suy nghĩ nhiều về bổn phận làm trai trong cảnh nhục mất nước. Nhân những sự kiện lớn của cả nước mà Phạm Hữu Lầu biết được qua báo chí như phong trào đấu tranh đòi ân xá cụ Phan Bội Châu, lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh, Phạm Hữu Lầu bàn tính cùng Lưu Kim Phong, Trần Văn Mảng, Nguyễn Như Ý và một số thanh niên nhiệt huyết khác để có kế hoạch tổ chức hưởng ứng.
Một buổi sáng Chủ nhật, tháng 8/1926, tại Cao Lãnh, khi chợ vừa được nhóm họp, Phạm Hữu Lầu cùng với Lưu Kim Phong, Trần văn Mảng, Nguyễn Như Ý đứng ra vận động và tổ chức Lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh. Ngay trước nhà lồng chợ, ban tổ chức Lễ truy điệu treo một tấm lỵ đen ghi dòng chữ: “Anh hùng tử khí hùng bất tử” (nghĩa là: người anh hùng chết nhưng chí khí của người anh hùng không chết). Buổi Lễ đã quy tụ gần một ngàn người, sau đó là Lễ Thọ tang và mít-tinh ký kiến nghị đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu. Cuộc mít tinh có tiếng vang lớn, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân tỉnh Sa Đéc nhất là thanh niên, học sinh. Các tổ chức “Tương tế ái hữu” do Phạm Hữu Lầu sáng lập và lãnh đạo cũng từ đây phát triển mạnh từ làng Hòa An lan rộng ra các làng Mỹ Trà, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây rồi cả vùng Cao Lãnh... đã lôi cuốn đông đảo thanh niên, học sinh vào tổ chức này.
Qua những sự kiện trên có thể thấy rằng, ngay từ thời trẻ Phạm Hữu Lầu đã thể hiện là một người có tấm lòng thương dân, đi tiên phong trong phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp, bằng hành động đầy quả cảm, thể hiện thái độ chính trị rõ ràng.
2. Trở thành một chiến sĩ cộng sản đầu tiên của tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp), một cán bộ cao cấp của Đảng
Cuối năm 1926, đồng chí Đỗ Đình Thọ[1] - “phái viên” của Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đến địa bàn tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp) tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin cho những người yêu nước trong giáo chức, thợ thủ công, nông dân...
Năm 1927, bốn thanh niên học sinh yêu nước ở Sa Đéc là Lưu Kim Phong, Võ Bửu Bính, Nguyễn Văn Phát và Nguyễn Thuật được đồng chí Đỗ Đình Thọ giới thiệu dự lớp huấn luyện do Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mở tại Quảng Châu (Trung Quốc) và được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (ngày 07/11/1927). Do hoàn cảnh gia đình nên Phạm Hữu Lầu không thể tham dự lớp huấn luyện cùng với bốn thanh niên trên.
Cuối năm 1927, sau khi dự lớp huấn luyện, bốn “hạt giống đỏ” đầu tiên của tỉnh Sa Đéc trở về nước hoạt động. Về tới Sài Gòn, Lưu Kim Phong, Võ Bửu Bính và Nguyễn Văn Phát được Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ghép thành một tiểu tổ[2], phân công về hoạt động ở Sa Đéc và chỉ định đồng chí Nguyễn Văn Phát phụ trách tiểu tổ. Tổ nhất trí bố trí đồng chí ở địa phương nào thì về hoạt động ở địa phương đó, đồng chí Nguyễn Văn Phát về hoạt động tại làng Hội An và Hội An Đông (Cái Tàu Thượng); đồng chí Võ Bửu Bính ở làng Mỹ An Hưng (Đất Sét) và đồng chí Lưu Kim Phong ở Cao Lãnh.
Nhờ mối quan hệ từ trước, từng đứng ra tổ chức Lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh tại chợ Cao Lãnh năm 1926, nên Lưu Kim Phong dễ dàng tập hợp được số thanh niên cùng chí hướng ở Cao Lãnh để phổ biến lý luận cách mạng trong cuốn “Đường Kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc và một số tài liệu huấn luyện trong lớp học ở Quảng Châu. Vốn có tinh thần yêu nước, thương dân, Phạm Hữu Lầu tích cực tiếp thu đường lối cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và thật sự giác ngộ cách mạng. Sau khi phổ biến lý luận cách mạng, Lưu Kim Phong thành lập Tổ Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Cao Lãnh (trung tâm là vùng Hòa An), đây là Tổ Việt Nam Cách mạng Thanh niên đầu tiên của tỉnh Sa Đéc. Tổ có 7 hội viên gồm: Phạm Hữu Lầu, Tư Ý, Ba Mảng, Giáo Sa, Giáo Cảnh, Mười Túy (Giái) và Nguyễn Thị Lựu, do Phạm Hữu Lầu làm Tổ trưởng.
Đến cuối năm 1928, trên địa bàn Đồng Tháp có nhiều tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập như ở Cao Lãnh, Cái Tàu Thượng, Lấp Vò, Sa Đéc, Tân Hồng, Bình Thành, Tân Thành, Tân Phú...
Tháng 10/1929, đồng chí Phạm Hữu Lầu được đồng chí Ung Văn Khiêm kết nạp vào An Nam Cộng sản Đảng. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời Phạm Hữu Lầu: Từ một thanh niên yêu nước, Phạm Hữu Lầu đến với chủ nghĩa cộng sản và trở thành đảng viên cộng sản đầu tiên của tỉnh Sa Đéc.
Đến tháng 11/1929, Tổ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Hòa An được công nhận là Chi bộ An nam Cộng sản Đảng (đây là chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Sa Đéc). Buổi lễ thành lập Chi bộ Cao Lãnh tổ chức trong vườn cây Mù U ở ấp Hòa Lợi, làng Hòa An. Đồng chí Ung Văn Khiêm đại diện An Nam Cộng sản Đảng dự và công nhận Chi bộ Cao Lãnh trực thuộc An Nam Cộng sản Đảng. Chi bộ gồm có các đảng viên: Phạm Hữu Lầu (Bí thư), Giáo Sa, Giáo Cảnh, Tư Ý, Phan Văn Túy, Huỳnh Lương Thiện.
Ngày 07/11/1929, tại Khánh Hội (Sài Gòn), dưới sự chủ trì của đồng chí Châu Văn Liêm, Đại hội đại biểu An Nam Cộng sản Đảng bầu ra Ban Chấp hành Trung ương lâm thời (lúc này gọi là Ban Chỉ đạo lâm thời) gồm 5 đồng chí, do đồng chí Châu Văn Liêm làm Bí thư. Đồng chí Phạm Hữu Lầu là một trong 5 thành viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của An Nam Cộng sản Đảng.
Đến cuối năm 1929, chấp hành sự phân công của Đảng, đồng chí Phạm Hữu Lầu đi “vô sản hóa”, xây dựng phong trào công nhân ở Đề-pô xe lửa Dĩ An (Thủ Dầu Một, nay là tỉnh Bình Dương). Để che mắt địch, đồng chí Phạm Hữu Lầu lập một tiệm hớt tóc tại ngã tư đường Đình. Thường ngày, công nhân nhà máy và nhân dân địa phương tới lui tiệm hớt tóc, thông qua đó đồng chí có dịp tuyên truyền cách mạng và bí mật chuyền tay nhau đọc những loại sách báo tiến bộ. Đồng chí còn bí mật liên lạc với đồng chí Nguyễn Đức Thiệu (do Ban Chỉ đạo lâm thời (Ban Chấp hành Trung ương lâm thời) của An Nam Cộng sản Đảng phân công về đây hoạt động) để vận động công nhân đấu tranh, xây dựng cơ sở và tổ chức lập chi bộ tại nhà máy. Sau quá trình chuẩn bị, tháng 01/1930, “Chi bộ dự bị đặc biệt Đề-pô xe lửa Dĩ An” được thành lập, gồm 2 đảng viên: Nguyễn Đức Thiệu và Phạm Hữu Lầu. Đồng chí Nguyễn Đức Thiệu được cấp trên chỉ định làm Bí thư.
Từ ngày 06/01 đến ngày 07/02/1930, tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất Đảng được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc - phái viên của Quốc tế Cộng sản. Tham dự Hội nghị có hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh) và hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm). Hội nghị tán thành việc hợp nhất hai tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau Hội nghị hợp nhất, ngày 08/02/1930 các đại biểu về nước thực hiện kế hoạch hợp nhất các cơ sở đảng ở trong nước.
Thực hiện kế hoạch thành lập cơ quan lãnh đạo cấp Trung ương của Đảng được thông qua tại Hội nghị hợp nhất, chỉ trong một thời gian ngắn, với những cố gắng to lớn của những chiến sĩ cộng sản, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, gồm 7 đồng chí: Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Lan, Nguyễn Văn Hới, Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao, Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt) và Phạm Hữu Lầu. Ngày 24/02/1930, theo yêu cầu của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời ra Quyết nghị Chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Kể từ đây, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam được thống nhất, có hệ thống tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở.
Đầu tháng 4/1930, Phạm Hữu Lầu với cương vị Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, cùng Hà Huy Giáp - phụ trách Đặc uỷ Hậu Giang về gặp Nguyễn Văn Tây (Tư Hải) - Bí thư Chi bộ đặc biệt Cao Lãnh. Hai đồng chí đã truyền đạt đường lối, chủ trương và kinh nghiệm vận động quần chúng của Đảng cho các đồng chí trong Chi bộ đặc biệt Cao Lãnh. Sau khi nhận định tình hình địch và đánh giá phong trào quần chúng, đồng chí Phạm Hữu Lầu và Chi bộ Cao Lãnh quyết định tổ chức đấu tranh thí điểm tại làng Bình Thành (lúc ấy thuộc hệ thống tổ chức và lãnh đạo của Chi bộ đặc biệt Cao Lãnh) vào ngày 01/5/1930 để rút kinh nghiệm tổ chức đấu tranh quy mô lớn hơn ngay tại quận lỵ Cao Lãnh vào ngày 03/5/1930. Sở dĩ chọn Bình Thành làm thí điểm là vì ở đây có phong trào quần chúng mạnh, lại xa đường tiếp viện của địch, bộ máy đàn áp của địch yếu và quần chúng đang phẫn uất Cai tổng Cần[3] - một đại địa chủ gian ác. Khẩu hiệu đấu tranh đưa ra là: “Hoãn thu thuế thân, thả những người thiếu thuế thân và không đi xâu bị bắt, nếu đi xâu phải trả công và phát gạo”[4].
Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Phạm Hữu Lầu và Chi bộ đặc biệt Cao Lãnh, các cuộc biểu tình nhân dịp 01/5/1930 đã đạt thắng lợi ngoài dự kiến. Ngày 01/5/1930, hơn 700 nông dân các xã Bình Thành, Tân Phú, Tân Thạnh, An Phong biểu tình; ngày 03/5, hơn 4000 người từ các quận Cao Lãnh, Châu Thành, Chợ Mới và Tổng Phong Thạnh Thượng tham gia biểu tình tại quận Cao Lãnh. Trước sức mạnh của quần chúng, Lê Quang Tường - Quận trưởng Cao Lãnh phải ký vào giấy chấp nhận yêu sách đình chỉ nộp thuế thân trong 2 tháng và thả những người thiếu thuế bị bắt. Tiếp đó, Cờrôtême - Thống đốc Nam Kỳ phải ra lệnh đình thuế cho toàn Nam Kỳ trong hai tháng.
Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Phạm Hữu Lầu hai lần bị thực dân Pháp bắt và đày ra Côn Đảo (lần thứ nhất, bị bắt ngày 24/7/1930 và đày ra Côn Đảo giữa năm 1931; lần thứ hai, bị bắt cuối năm 1939 và đày ra Côn Đảo ngày 27/11/1940). Dù bị địch tra tấn cực hình, tra khảo hoặc mua chuộc, lừa bịp, đồng chí Phạm Hữu Lầu vẫn giữ vững khí tiết người cộng sản. Trong nhà tù đế quốc, đồng chí Phạm Hữu Lầu cùng với các đồng chí Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Cừ, Lương Khánh Thiện, Lê Duẩn, Bùi Công Trừng, Hà Huy Giáp… tổ chức lớp học chính trị, phát động tù nhân đấu tranh đòi cải thiện chế độ lao tù,… Đây là chặng đường Phạm Hữu Lầu được học tập lý luận cách mạng có hệ thống và được rèn luyện xứng tầm là cán bộ lãnh đạo chiến lược của Đảng ta.
Mỗi lần đồng chí Phạm Hữu Lầu thoát khỏi nhà tù là lại lao ngay vào công tác cách mạng. Đồng chí đã có nhiều đóng góp to lớn cho Đảng, cho cách mạng trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc (1930 - 1945); giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng ở các tỉnh Sa Đéc, Mỹ Tho và Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ, Sở Công an Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954); Phó Bí thư rồi Bí thư Xứ ủy Nam Bộ trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1959).
Trải qua chế độ lao tù và các chặng đường hoạt động cách mạng vô cùng gian khổ cùng với nhiều trọng trách mà đồng chí Phạm Hữu Lầu phải gánh vác, sức khỏe của đồng chí ngày càng suy kiệt. Ngày 16/12/1959, đồng chí Phạm Hữu Lầu từ trần tại một bệnh viện ở Campuchia. Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn cho Đảng và phong trào cách mạng miền Nam.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam nói chung, cách mạng miền Nam nói riêng. Trải qua nhiều chặng đường đấu tranh cách mạng đầy gian nguy, thử thách từ một thanh niên yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản và trở thành người đảng viên đầu tiên của tỉnh Sa Đéc, cũng là một trong những đảng viên cộng sản đầu tiên của Nam Bộ thành đồng và là một trong những cán bộ lãnh đạo tiền bối xuất sắc của Đảng. Tên tuổi và những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của đồng chí sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Khi còn nhỏ, Phạm Hữu Lầu được cha, mẹ quan tâm cho đến trường học chữ. Bằng sự nhanh nhẹn, chăm chỉ học hành nên Phạm Hữu Lầu luôn được xếp loại nhất trong lớp. Vì nhà nghèo nên hằng ngày Phạm Hữu Lầu vừa đi học, vừa giúp cha làm nghề sơn, giúp mẹ trong việc đồng áng và việc học cũng vì thế mà phải dừng lại khi Phạm Hữu Lầu học hết lớp ba trường làng.
Năm 1919, cha của Phạm Hữu Lầu bệnh nặng rồi qua đời, mẹ phải vất vả lo toan gia đình nên cũng thường xuyên đau yếu. Từ đây, Phạm Hữu Lầu phải gắng sức nhiều hơn và trở thành lao động chính trong gia đình. Ngoài việc chăm lo mẹ già yếu, em nhỏ, Phạm Hữu Lầu còn làm nhiều nghề để kiếm sống như làm nghề sơn, nghề hớt tóc và thường xuyên tập hợp một số thanh niên để làm “việc nghĩa” như vận động xin tre lá, lợp nhà giúp các gia đình nghèo, vận động rồi đứng ra tu sửa trường học, bắt cầu...
Năm 1920, ở làng Hòa An xảy ra bệnh dịch tả, nhiều gia đình nghèo không tiền chữa bệnh. Phạm Hữu Lầu cùng một số thanh niên tự bỏ tiền và vận động các gia đình khá giả quyên góp tiền để mua thuốc men phân phát chữa khỏi bệnh cho nhiều người. Sau đó, Phạm Hữu Lầu đứng ra tổ chức một số thanh niên lập “Đội cạo gió trị bệnh”. Qua hoạt động xã hội từ thiện tại quê nhà đã giúp cho Phạm Hữu Lầu có một cái nhìn thực tế, sâu cảm mọi vấn đề về gia đình và xã hội.
Từ năm 1924 - 1926, phong trào yêu nước ở quận Cao Lãnh lên khá cao, cũng là lúc Phạm Hữu Lầu trăn trở suy nghĩ nhiều về bổn phận làm trai trong cảnh nhục mất nước. Nhân những sự kiện lớn của cả nước mà Phạm Hữu Lầu biết được qua báo chí như phong trào đấu tranh đòi ân xá cụ Phan Bội Châu, lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh, Phạm Hữu Lầu bàn tính cùng Lưu Kim Phong, Trần Văn Mảng, Nguyễn Như Ý và một số thanh niên nhiệt huyết khác để có kế hoạch tổ chức hưởng ứng.
Một buổi sáng Chủ nhật, tháng 8/1926, tại Cao Lãnh, khi chợ vừa được nhóm họp, Phạm Hữu Lầu cùng với Lưu Kim Phong, Trần văn Mảng, Nguyễn Như Ý đứng ra vận động và tổ chức Lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh. Ngay trước nhà lồng chợ, ban tổ chức Lễ truy điệu treo một tấm lỵ đen ghi dòng chữ: “Anh hùng tử khí hùng bất tử” (nghĩa là: người anh hùng chết nhưng chí khí của người anh hùng không chết). Buổi Lễ đã quy tụ gần một ngàn người, sau đó là Lễ Thọ tang và mít-tinh ký kiến nghị đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu. Cuộc mít tinh có tiếng vang lớn, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân tỉnh Sa Đéc nhất là thanh niên, học sinh. Các tổ chức “Tương tế ái hữu” do Phạm Hữu Lầu sáng lập và lãnh đạo cũng từ đây phát triển mạnh từ làng Hòa An lan rộng ra các làng Mỹ Trà, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây rồi cả vùng Cao Lãnh... đã lôi cuốn đông đảo thanh niên, học sinh vào tổ chức này.
Qua những sự kiện trên có thể thấy rằng, ngay từ thời trẻ Phạm Hữu Lầu đã thể hiện là một người có tấm lòng thương dân, đi tiên phong trong phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp, bằng hành động đầy quả cảm, thể hiện thái độ chính trị rõ ràng.
2. Trở thành một chiến sĩ cộng sản đầu tiên của tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp), một cán bộ cao cấp của Đảng
Cuối năm 1926, đồng chí Đỗ Đình Thọ[1] - “phái viên” của Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đến địa bàn tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp) tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin cho những người yêu nước trong giáo chức, thợ thủ công, nông dân...
Năm 1927, bốn thanh niên học sinh yêu nước ở Sa Đéc là Lưu Kim Phong, Võ Bửu Bính, Nguyễn Văn Phát và Nguyễn Thuật được đồng chí Đỗ Đình Thọ giới thiệu dự lớp huấn luyện do Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mở tại Quảng Châu (Trung Quốc) và được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (ngày 07/11/1927). Do hoàn cảnh gia đình nên Phạm Hữu Lầu không thể tham dự lớp huấn luyện cùng với bốn thanh niên trên.
Cuối năm 1927, sau khi dự lớp huấn luyện, bốn “hạt giống đỏ” đầu tiên của tỉnh Sa Đéc trở về nước hoạt động. Về tới Sài Gòn, Lưu Kim Phong, Võ Bửu Bính và Nguyễn Văn Phát được Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ghép thành một tiểu tổ[2], phân công về hoạt động ở Sa Đéc và chỉ định đồng chí Nguyễn Văn Phát phụ trách tiểu tổ. Tổ nhất trí bố trí đồng chí ở địa phương nào thì về hoạt động ở địa phương đó, đồng chí Nguyễn Văn Phát về hoạt động tại làng Hội An và Hội An Đông (Cái Tàu Thượng); đồng chí Võ Bửu Bính ở làng Mỹ An Hưng (Đất Sét) và đồng chí Lưu Kim Phong ở Cao Lãnh.
Nhờ mối quan hệ từ trước, từng đứng ra tổ chức Lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh tại chợ Cao Lãnh năm 1926, nên Lưu Kim Phong dễ dàng tập hợp được số thanh niên cùng chí hướng ở Cao Lãnh để phổ biến lý luận cách mạng trong cuốn “Đường Kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc và một số tài liệu huấn luyện trong lớp học ở Quảng Châu. Vốn có tinh thần yêu nước, thương dân, Phạm Hữu Lầu tích cực tiếp thu đường lối cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và thật sự giác ngộ cách mạng. Sau khi phổ biến lý luận cách mạng, Lưu Kim Phong thành lập Tổ Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Cao Lãnh (trung tâm là vùng Hòa An), đây là Tổ Việt Nam Cách mạng Thanh niên đầu tiên của tỉnh Sa Đéc. Tổ có 7 hội viên gồm: Phạm Hữu Lầu, Tư Ý, Ba Mảng, Giáo Sa, Giáo Cảnh, Mười Túy (Giái) và Nguyễn Thị Lựu, do Phạm Hữu Lầu làm Tổ trưởng.
Đến cuối năm 1928, trên địa bàn Đồng Tháp có nhiều tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập như ở Cao Lãnh, Cái Tàu Thượng, Lấp Vò, Sa Đéc, Tân Hồng, Bình Thành, Tân Thành, Tân Phú...
Tháng 10/1929, đồng chí Phạm Hữu Lầu được đồng chí Ung Văn Khiêm kết nạp vào An Nam Cộng sản Đảng. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời Phạm Hữu Lầu: Từ một thanh niên yêu nước, Phạm Hữu Lầu đến với chủ nghĩa cộng sản và trở thành đảng viên cộng sản đầu tiên của tỉnh Sa Đéc.
Đến tháng 11/1929, Tổ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Hòa An được công nhận là Chi bộ An nam Cộng sản Đảng (đây là chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Sa Đéc). Buổi lễ thành lập Chi bộ Cao Lãnh tổ chức trong vườn cây Mù U ở ấp Hòa Lợi, làng Hòa An. Đồng chí Ung Văn Khiêm đại diện An Nam Cộng sản Đảng dự và công nhận Chi bộ Cao Lãnh trực thuộc An Nam Cộng sản Đảng. Chi bộ gồm có các đảng viên: Phạm Hữu Lầu (Bí thư), Giáo Sa, Giáo Cảnh, Tư Ý, Phan Văn Túy, Huỳnh Lương Thiện.
Ngày 07/11/1929, tại Khánh Hội (Sài Gòn), dưới sự chủ trì của đồng chí Châu Văn Liêm, Đại hội đại biểu An Nam Cộng sản Đảng bầu ra Ban Chấp hành Trung ương lâm thời (lúc này gọi là Ban Chỉ đạo lâm thời) gồm 5 đồng chí, do đồng chí Châu Văn Liêm làm Bí thư. Đồng chí Phạm Hữu Lầu là một trong 5 thành viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của An Nam Cộng sản Đảng.
Đến cuối năm 1929, chấp hành sự phân công của Đảng, đồng chí Phạm Hữu Lầu đi “vô sản hóa”, xây dựng phong trào công nhân ở Đề-pô xe lửa Dĩ An (Thủ Dầu Một, nay là tỉnh Bình Dương). Để che mắt địch, đồng chí Phạm Hữu Lầu lập một tiệm hớt tóc tại ngã tư đường Đình. Thường ngày, công nhân nhà máy và nhân dân địa phương tới lui tiệm hớt tóc, thông qua đó đồng chí có dịp tuyên truyền cách mạng và bí mật chuyền tay nhau đọc những loại sách báo tiến bộ. Đồng chí còn bí mật liên lạc với đồng chí Nguyễn Đức Thiệu (do Ban Chỉ đạo lâm thời (Ban Chấp hành Trung ương lâm thời) của An Nam Cộng sản Đảng phân công về đây hoạt động) để vận động công nhân đấu tranh, xây dựng cơ sở và tổ chức lập chi bộ tại nhà máy. Sau quá trình chuẩn bị, tháng 01/1930, “Chi bộ dự bị đặc biệt Đề-pô xe lửa Dĩ An” được thành lập, gồm 2 đảng viên: Nguyễn Đức Thiệu và Phạm Hữu Lầu. Đồng chí Nguyễn Đức Thiệu được cấp trên chỉ định làm Bí thư.
Từ ngày 06/01 đến ngày 07/02/1930, tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất Đảng được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc - phái viên của Quốc tế Cộng sản. Tham dự Hội nghị có hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh) và hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm). Hội nghị tán thành việc hợp nhất hai tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau Hội nghị hợp nhất, ngày 08/02/1930 các đại biểu về nước thực hiện kế hoạch hợp nhất các cơ sở đảng ở trong nước.
Thực hiện kế hoạch thành lập cơ quan lãnh đạo cấp Trung ương của Đảng được thông qua tại Hội nghị hợp nhất, chỉ trong một thời gian ngắn, với những cố gắng to lớn của những chiến sĩ cộng sản, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, gồm 7 đồng chí: Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Lan, Nguyễn Văn Hới, Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao, Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt) và Phạm Hữu Lầu. Ngày 24/02/1930, theo yêu cầu của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời ra Quyết nghị Chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Kể từ đây, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam được thống nhất, có hệ thống tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở.
Đầu tháng 4/1930, Phạm Hữu Lầu với cương vị Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, cùng Hà Huy Giáp - phụ trách Đặc uỷ Hậu Giang về gặp Nguyễn Văn Tây (Tư Hải) - Bí thư Chi bộ đặc biệt Cao Lãnh. Hai đồng chí đã truyền đạt đường lối, chủ trương và kinh nghiệm vận động quần chúng của Đảng cho các đồng chí trong Chi bộ đặc biệt Cao Lãnh. Sau khi nhận định tình hình địch và đánh giá phong trào quần chúng, đồng chí Phạm Hữu Lầu và Chi bộ Cao Lãnh quyết định tổ chức đấu tranh thí điểm tại làng Bình Thành (lúc ấy thuộc hệ thống tổ chức và lãnh đạo của Chi bộ đặc biệt Cao Lãnh) vào ngày 01/5/1930 để rút kinh nghiệm tổ chức đấu tranh quy mô lớn hơn ngay tại quận lỵ Cao Lãnh vào ngày 03/5/1930. Sở dĩ chọn Bình Thành làm thí điểm là vì ở đây có phong trào quần chúng mạnh, lại xa đường tiếp viện của địch, bộ máy đàn áp của địch yếu và quần chúng đang phẫn uất Cai tổng Cần[3] - một đại địa chủ gian ác. Khẩu hiệu đấu tranh đưa ra là: “Hoãn thu thuế thân, thả những người thiếu thuế thân và không đi xâu bị bắt, nếu đi xâu phải trả công và phát gạo”[4].
Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Phạm Hữu Lầu và Chi bộ đặc biệt Cao Lãnh, các cuộc biểu tình nhân dịp 01/5/1930 đã đạt thắng lợi ngoài dự kiến. Ngày 01/5/1930, hơn 700 nông dân các xã Bình Thành, Tân Phú, Tân Thạnh, An Phong biểu tình; ngày 03/5, hơn 4000 người từ các quận Cao Lãnh, Châu Thành, Chợ Mới và Tổng Phong Thạnh Thượng tham gia biểu tình tại quận Cao Lãnh. Trước sức mạnh của quần chúng, Lê Quang Tường - Quận trưởng Cao Lãnh phải ký vào giấy chấp nhận yêu sách đình chỉ nộp thuế thân trong 2 tháng và thả những người thiếu thuế bị bắt. Tiếp đó, Cờrôtême - Thống đốc Nam Kỳ phải ra lệnh đình thuế cho toàn Nam Kỳ trong hai tháng.
Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Phạm Hữu Lầu hai lần bị thực dân Pháp bắt và đày ra Côn Đảo (lần thứ nhất, bị bắt ngày 24/7/1930 và đày ra Côn Đảo giữa năm 1931; lần thứ hai, bị bắt cuối năm 1939 và đày ra Côn Đảo ngày 27/11/1940). Dù bị địch tra tấn cực hình, tra khảo hoặc mua chuộc, lừa bịp, đồng chí Phạm Hữu Lầu vẫn giữ vững khí tiết người cộng sản. Trong nhà tù đế quốc, đồng chí Phạm Hữu Lầu cùng với các đồng chí Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Cừ, Lương Khánh Thiện, Lê Duẩn, Bùi Công Trừng, Hà Huy Giáp… tổ chức lớp học chính trị, phát động tù nhân đấu tranh đòi cải thiện chế độ lao tù,… Đây là chặng đường Phạm Hữu Lầu được học tập lý luận cách mạng có hệ thống và được rèn luyện xứng tầm là cán bộ lãnh đạo chiến lược của Đảng ta.
Mỗi lần đồng chí Phạm Hữu Lầu thoát khỏi nhà tù là lại lao ngay vào công tác cách mạng. Đồng chí đã có nhiều đóng góp to lớn cho Đảng, cho cách mạng trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc (1930 - 1945); giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng ở các tỉnh Sa Đéc, Mỹ Tho và Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ, Sở Công an Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954); Phó Bí thư rồi Bí thư Xứ ủy Nam Bộ trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1959).
Trải qua chế độ lao tù và các chặng đường hoạt động cách mạng vô cùng gian khổ cùng với nhiều trọng trách mà đồng chí Phạm Hữu Lầu phải gánh vác, sức khỏe của đồng chí ngày càng suy kiệt. Ngày 16/12/1959, đồng chí Phạm Hữu Lầu từ trần tại một bệnh viện ở Campuchia. Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn cho Đảng và phong trào cách mạng miền Nam.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam nói chung, cách mạng miền Nam nói riêng. Trải qua nhiều chặng đường đấu tranh cách mạng đầy gian nguy, thử thách từ một thanh niên yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản và trở thành người đảng viên đầu tiên của tỉnh Sa Đéc, cũng là một trong những đảng viên cộng sản đầu tiên của Nam Bộ thành đồng và là một trong những cán bộ lãnh đạo tiền bối xuất sắc của Đảng. Tên tuổi và những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của đồng chí sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Thông tin khác
- Phường tân quy đông: tổng kết 05 năm thực hiện quyết định 281/qđ-ttg của thủ tướng chính phủ về công... (25/06/2020)
- Phường tân quy đông: tổ chức hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2015-2020 (19/06/2020)
- Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử phường tân quy đông - thành phố sa đéc -... (17/06/2020)
- Thường trực hđnd phường tân quy đông giám sát ủy ban nhân dân phường về công tác quản lý thu... (17/06/2020)
- Phường tân quy đông: tổ chức ra quân chiến dịch diệt lăng quăng đợt 1 năm 2020 (17/06/2020)
- Phường tân quy đông: thăm, chúc thọ các cụ tròn 90 tuổi... (10/06/2020)
- Hội nghị ban chấp hành đảng bộ phường tân quy đông lần thứ 02, nhiệm kỳ 2020-2025 (10/06/2020)
- Đoàn phường tân quy đông: tổ chức các hoạt động chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2020 (08/06/2020)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét