Nhân vật lịch sử - Đồng chí Nguyễn Văn Cưng (1909 –1935)
Ông Nguyễn Văn Cưng sanh năm 1909 tại làng Bình Thành Tây, tổng An Phú, quận Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ, Nguyễn Văn Cưng là một học sinh giỏi của trường Lấp Vò, tốt nghiệp trường tiểu học Long Xuyên, và theo học trường trung học Cần Thơ (Collège de Cantho).
Khi còn học, ông đã say mê nghiên cứu tài liệu, sách báo về các phong trào yêu nước. Năm 1926, ông tham gia tích cực phong trào bãi khoá để làm lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh; bị đuổi học vì tội làm “quốc sự”.
Về lại Long Xuyên hoạt động, ông cùng 8 thanh niên khác được tuyển chọn đưa đi huấn luyện chánh trị ở Quảng Châu.
Tháng 2- 1928, ông vào Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội tỉnh Long Xuyên và thành lập một chi hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội tại Lấp Vò.
Tháng 2-1929, Châu Văn Liêm được rút về Thường vụ Kỳ bộ, Nguyễn Văn Cưng thay làm Bí thư Tỉnh bộ. Tháng 8-1929 Nguyễn Văn Cưng được kết nạp vào An Nam Cộng sản Đảng tại Lấp Vò và thành lập chi bộ Đảng tại đây, do ông làm Bí thư.
Tháng 10-1929, địch bắt hai anh em Cưng và Cái giải lên Sài Gòn giam ở khám lớn. Địch tra tấn cả hai người rất dã man nhưng không khai thác được gì. Sau 3 tháng giam giữ, địch phải trả tự do nhưng buộc phải lưu xứ .
Ông vẫn trở về Long Xuyên, bám trụ vùng Tấn Đức, Lấp Vò vận động quần chúng, xây dựng cơ sở .
Cuối tháng 3-1930, tỉnh Long Xuyên thành lập Ban Chấp uỷ lâm thời (Tỉnh ủy lâm thời) Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Văn Cưng được phân công phụ trách Ban Chấp ủy (Bí thư), ông cùng tổ chức lãnh đạo các cuộc đấu tranh của quần chúng ở vùng Chợ Mới đòi hoãn thuế, giảm thuế (ngày 9-5-1930 và ngày 28-5-1930…) giành thắng lợi, có tiếng vang lớn.
Tháng 9-1930 Nguyễn Văn Cưng bị địch bắt trong lúc đi chỉ đạo cơ sở vùng Chợ Mới và bị kết án 15 năm tù, đày ra Côn Đảo.
Năm 1935, chi bộ nhà tù tổ chức nhiều chuyến vượt ngục. Nguyễn Văn Cưng được chọn cùng một số người nữa vượt biển về đất liền tiếp tục hoạt động. Khi bè ra giữa biển, thời tiết không thuận lợi, bè bị chìm và tất cả đều hy sinh.
Nguyễn Văn Cưng người con yêu nước của quê hương Lấp Vò, một trong những người Cộng sản đầu tiên, người Bí thư chi bộ đầu tiên ở Lấp Vò và là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Long Xuyên, đã “ra đi” khi tuổi đời còn rất trẻ, khi khả năng và trí tuệ cách mạng đang sung mãn; là một mất mát lớn đối với phong trào cách mạng địa phương. Nguyễn Văn Cưng đã để lại tấm gương trung kiên, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng cao cả của Đảng, của nhân dân.
Để ghi nhớ công lao vị cách mạng tiền bối, Đảng bộ và chính quyền thành phố Long Xuyên đã chọn đặt tên một con đường ở nội ô là đường Nguyễn Văn Cưng./.
Thuở nhỏ, Nguyễn Văn Cưng là một học sinh giỏi của trường Lấp Vò, tốt nghiệp trường tiểu học Long Xuyên, và theo học trường trung học Cần Thơ (Collège de Cantho).
Khi còn học, ông đã say mê nghiên cứu tài liệu, sách báo về các phong trào yêu nước. Năm 1926, ông tham gia tích cực phong trào bãi khoá để làm lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh; bị đuổi học vì tội làm “quốc sự”.
Về lại Long Xuyên hoạt động, ông cùng 8 thanh niên khác được tuyển chọn đưa đi huấn luyện chánh trị ở Quảng Châu.
Tháng 2- 1928, ông vào Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội tỉnh Long Xuyên và thành lập một chi hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội tại Lấp Vò.
Tháng 2-1929, Châu Văn Liêm được rút về Thường vụ Kỳ bộ, Nguyễn Văn Cưng thay làm Bí thư Tỉnh bộ. Tháng 8-1929 Nguyễn Văn Cưng được kết nạp vào An Nam Cộng sản Đảng tại Lấp Vò và thành lập chi bộ Đảng tại đây, do ông làm Bí thư.
Tháng 10-1929, địch bắt hai anh em Cưng và Cái giải lên Sài Gòn giam ở khám lớn. Địch tra tấn cả hai người rất dã man nhưng không khai thác được gì. Sau 3 tháng giam giữ, địch phải trả tự do nhưng buộc phải lưu xứ .
Ông vẫn trở về Long Xuyên, bám trụ vùng Tấn Đức, Lấp Vò vận động quần chúng, xây dựng cơ sở .
Cuối tháng 3-1930, tỉnh Long Xuyên thành lập Ban Chấp uỷ lâm thời (Tỉnh ủy lâm thời) Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Văn Cưng được phân công phụ trách Ban Chấp ủy (Bí thư), ông cùng tổ chức lãnh đạo các cuộc đấu tranh của quần chúng ở vùng Chợ Mới đòi hoãn thuế, giảm thuế (ngày 9-5-1930 và ngày 28-5-1930…) giành thắng lợi, có tiếng vang lớn.
Tháng 9-1930 Nguyễn Văn Cưng bị địch bắt trong lúc đi chỉ đạo cơ sở vùng Chợ Mới và bị kết án 15 năm tù, đày ra Côn Đảo.
Năm 1935, chi bộ nhà tù tổ chức nhiều chuyến vượt ngục. Nguyễn Văn Cưng được chọn cùng một số người nữa vượt biển về đất liền tiếp tục hoạt động. Khi bè ra giữa biển, thời tiết không thuận lợi, bè bị chìm và tất cả đều hy sinh.
Nguyễn Văn Cưng người con yêu nước của quê hương Lấp Vò, một trong những người Cộng sản đầu tiên, người Bí thư chi bộ đầu tiên ở Lấp Vò và là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Long Xuyên, đã “ra đi” khi tuổi đời còn rất trẻ, khi khả năng và trí tuệ cách mạng đang sung mãn; là một mất mát lớn đối với phong trào cách mạng địa phương. Nguyễn Văn Cưng đã để lại tấm gương trung kiên, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng cao cả của Đảng, của nhân dân.
Để ghi nhớ công lao vị cách mạng tiền bối, Đảng bộ và chính quyền thành phố Long Xuyên đã chọn đặt tên một con đường ở nội ô là đường Nguyễn Văn Cưng./.
Thông tin khác
- Phường tân quy đông: ra mắt mô hình “đội xe làng hoa sa đéc” (14/11/2023)
- Tập huấn kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em (08/11/2023)
- [infographic] các sự kiện hoạt động festival hoa - kiểng sa đéc lần thứ i năm 2023 (07/11/2023)
- Phường tân quy đông: thực hiện nhiều hoạt động thiết thực chào mừng festival hoa - kiểng sa đéc lần... (07/11/2023)
- Hội cựu chiến binh phường tân quy đông: bàn giao nhà “tình đồng đội”... (06/11/2023)
- Kế hoạch cụ thể hóa kế hoạch tổ chức festival hoa - kiểng sa đéc lần thứ i năm 2023... (06/11/2023)
- Các sự kiện diễn ra tại festival hoa - kiểng sa đéc lần thứ i năm 2023 (06/11/2023)
- Kế hoạch phối hợp và tham gia các hoạt động festival hoa-kiểng sa đéc lần thứ i, năm 2023 (06/11/2023)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét