Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS
HIV là từ viết tắt của loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Loại virus HIV này tấn công và phá vỡ hệ thống miễn dịch là bạch cầu, làm chúng mất khả năng chiến đấu, chống lại các loại nấm, vi khuẩn, virus… xâm nhập vào cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải – hay gọi là AIDS. Nếu không có một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, những người bị AIDS còn dễ mắc phải những tổn thương khác thường gây ra nhiễm trùng, dẫn đến tử vong.
Kể từ khi xuất hiện vào những năm 1980, HIV/AIDS đã lây nhiễm sang 60 triệu người và cướp đi mạng sống của 30 triệu người trên trái đất (kể từ thời điểm phát hiện người mắc AIDS đầu tiên năm 1981 đến nay) và biến nó trở thành một trong những đại dịch bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử khi có tới hàng chục triệu người khác đang nhiễm bệnh chờ chết.
Trước mối hiểm họa to lớn từ đại dịch HIV/AIDS gây ra, ngày 1/12/1988, Hội nghị Bộ trưởng Y tế toàn cầu về các chương trình phòng chống AIDS đã quyết định chọn ngày 1/12 làm “Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS”. Kể từ đó, ngày này được các chính phủ, các tổ chức và hội từ thiện quốc tế lấy làm ngày chính thức trong năm để tiến hành các hoạt động tuyên truyền, tổng kết về công tác phòng chống HIV, AIDS trong cộng đồng.
Ngày Thế giới Phòng chống AIDS, được cử hành vào ngày 1 tháng 12 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS do việc lây nhiễm HIV, và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV.
Một số nơi, kỳ thị, phân biệt đối xử là rào cản lớn đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học hành, lao động… đã được pháp luật các quốc gia quy định.
Có nhiều nguyên nhân gây ra kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS. Nguyên nhân phổ biến nhất là do HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dẫn đến chết người; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắcxin phòng bệnh nên khi nhiễm HIV thì không có cơ hội chữa khỏi, có người coi là “bản án tử hình,” “vô phương cứu chữa”. Bên cạnh đó, do sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về HIV/AIDS. Nhiều người nghĩ rằng HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua tiếp xúc thông thường, như ăn uống chung, dùng chung đồ sinh hoạt…
Thực tế HIV/AIDS không lây qua các tiếp xúc thông thường như ăn uống, bắt tay, ôm, hôn, ở cùng nhà, làm cùng cơ quan, tắm chung bể bơi,……với người nhiễm HIV. Vì vậy gia đình và cộng đồng cần phải hỗ trợ, giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS.
“Bớt đi một ánh mắt kỳ thị là tăng thêm một tia hi vọng cho người nhiễm HIV/AIDS”. Phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn XH, của từng gia đình và của mỗi cá nhân.
Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS từ 10/11 đến 10/12/2024, Việt Nam đặt mục tiêu “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS – Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.” Đây là lời kêu gọi mọi cá nhân, tổ chức chung tay hành động để giảm kỳ thị, tăng cường nhận thức và hỗ trợ người nhiễm HIV có cuộc sống khỏe mạnh, an toàn./.
Kể từ khi xuất hiện vào những năm 1980, HIV/AIDS đã lây nhiễm sang 60 triệu người và cướp đi mạng sống của 30 triệu người trên trái đất (kể từ thời điểm phát hiện người mắc AIDS đầu tiên năm 1981 đến nay) và biến nó trở thành một trong những đại dịch bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử khi có tới hàng chục triệu người khác đang nhiễm bệnh chờ chết.
Trước mối hiểm họa to lớn từ đại dịch HIV/AIDS gây ra, ngày 1/12/1988, Hội nghị Bộ trưởng Y tế toàn cầu về các chương trình phòng chống AIDS đã quyết định chọn ngày 1/12 làm “Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS”. Kể từ đó, ngày này được các chính phủ, các tổ chức và hội từ thiện quốc tế lấy làm ngày chính thức trong năm để tiến hành các hoạt động tuyên truyền, tổng kết về công tác phòng chống HIV, AIDS trong cộng đồng.
Ngày Thế giới Phòng chống AIDS, được cử hành vào ngày 1 tháng 12 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS do việc lây nhiễm HIV, và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV.
Một số nơi, kỳ thị, phân biệt đối xử là rào cản lớn đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học hành, lao động… đã được pháp luật các quốc gia quy định.
Có nhiều nguyên nhân gây ra kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS. Nguyên nhân phổ biến nhất là do HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dẫn đến chết người; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắcxin phòng bệnh nên khi nhiễm HIV thì không có cơ hội chữa khỏi, có người coi là “bản án tử hình,” “vô phương cứu chữa”. Bên cạnh đó, do sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về HIV/AIDS. Nhiều người nghĩ rằng HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua tiếp xúc thông thường, như ăn uống chung, dùng chung đồ sinh hoạt…
Thực tế HIV/AIDS không lây qua các tiếp xúc thông thường như ăn uống, bắt tay, ôm, hôn, ở cùng nhà, làm cùng cơ quan, tắm chung bể bơi,……với người nhiễm HIV. Vì vậy gia đình và cộng đồng cần phải hỗ trợ, giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS.
“Bớt đi một ánh mắt kỳ thị là tăng thêm một tia hi vọng cho người nhiễm HIV/AIDS”. Phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn XH, của từng gia đình và của mỗi cá nhân.
Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS từ 10/11 đến 10/12/2024, Việt Nam đặt mục tiêu “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS – Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.” Đây là lời kêu gọi mọi cá nhân, tổ chức chung tay hành động để giảm kỳ thị, tăng cường nhận thức và hỗ trợ người nhiễm HIV có cuộc sống khỏe mạnh, an toàn./.
Thông tin khác
- Thông báo về việc ngừng, giảm mức cung cấp điện để sửa chữa lưới điện (23/10/2024)
- Chúc mừng ngày phụ nữ việt nam 20/10 (19/10/2024)
- Công đoàn cơ sở phường tân quy đông tổ chức họp mặt ngày phụ nữ việt nam 20-10 (19/10/2024)
- Hội lhpn phường tân quy đông tổ chức họp mặt nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập hội lhpn... (18/10/2024)
- Tuyên truyền ngày quốc tế xoá nghèo 17/10 (17/10/2024)
- Hội chữ thập đỏ phường tân quy đông tổ chức lễ ra mắt chi hội đông y trực thuộc hội... (16/10/2024)
- Đoàn tncs hcm phường tân quy đông tổ chức phát quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn... (16/10/2024)
- Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập hội nông dân việt nam (14/10/1930 - 14/10/2024) (14/10/2024)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét