Kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (10/1954 – 10/2024)
Với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã quyết định đưa một số lượng không nhỏ cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam và con em của họ tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, nhằm đào tạo lực lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng.
Tập kết và chuyển quân ra Bắc
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã trực tiếp góp phần đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ ngày 21/7/1954 về đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Theo Hiệp định đã ký kết, nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời để lực lượng hai bên tập kết: Quân đội Nhân dân Việt Nam tập kết ra phía Bắc; Quân đội liên hiệp Pháp ở phía Nam trong thời hạn 300 ngày. Hai miền phải thống nhất trước tháng 7/1956 bằng tổng tuyển cử tự do và dân chủ. Nghiêm cấm quân đội nước ngoài xâm nhập lãnh thổ Việt Nam. Một Ủy ban Giám sát quốc tế gồm có Ba Lan, Ấn Độ và Canada sẽ giám sát việc thi hành các điều khoản của hiệp định.
Tập kết và chuyển quân ra Bắc
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã trực tiếp góp phần đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ ngày 21/7/1954 về đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Theo Hiệp định đã ký kết, nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời để lực lượng hai bên tập kết: Quân đội Nhân dân Việt Nam tập kết ra phía Bắc; Quân đội liên hiệp Pháp ở phía Nam trong thời hạn 300 ngày. Hai miền phải thống nhất trước tháng 7/1956 bằng tổng tuyển cử tự do và dân chủ. Nghiêm cấm quân đội nước ngoài xâm nhập lãnh thổ Việt Nam. Một Ủy ban Giám sát quốc tế gồm có Ba Lan, Ấn Độ và Canada sẽ giám sát việc thi hành các điều khoản của hiệp định.
Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã có quyết định mang tầm chiến lược là đưa một số lượng không nhỏ cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam và con em của họ tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, nhằm đào tạo lực lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng. Ngày 31/8/1954, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ban hành Chỉ thị “Về việc đón tiếp bộ đội, thương binh, một số cán bộ và đồng bào miền Nam ra Bắc”. Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng quyết định thành lập Ban phụ trách chung về công tác đón tiếp đồng bào, chiến sĩ miền Nam do Bộ trưởng Bộ Lao động Nguyễn Văn Tạo làm trưởng ban.
Tại miền Nam, để chuẩn bị cho công việc chuyển quân tập kết, đầu tháng 8/1954, Trung ương Cục miền Nam ra Chỉ thị về việc chuyển quân tập kết quân đội và chính quyền, quán triệt đến các cấp ủy đảng, đảng viên mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của người tập kết ra miền Bắc và người ở lại tiếp tục hoạt động ở miền Nam. Cùng với đó, ngày 19/8/1954, Trung ương Cục ban hành Chỉ thị số 47/CT-TWC “giữ bí mật về việc tập kết” và Chỉ thị số 48/CT-TWC “kiểm tra chặt chẽ tiền bạc và tài sản quốc gia”, yêu cầu các cấp ủy phải lãnh đạo triệt để chấm dứt hiện tượng làm lộ bí mật, tập trung bảo vệ tài sản cách mạng, triệt để tiết kiệm, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chi tiêu, thi hành kỷ luật nghiêm những cá nhân tham ô, ăn cắp tài sản công...
Về việc tập kết chuyển quân từ miền Nam ra miền Bắc của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thực hiện theo Điều 15, Chương II, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết ngày 21/7/1954. Những cuộc rút quân và chuyển quân sẽ tiến hành theo thứ tự và những thời hạn sau đây (kể từ ngày hiệp định này bắt đầu có hiệu lực): Khu Hàm Tân - Xuyên Mộc: tám mươi (80) ngày. Đợt thứ nhất của khu tạm đóng quân ở Trung bộ Việt Nam tám mươi (80) ngày. Khu Đồng Tháp Mười: một trăm (100) ngày. Đợt thứ hai của khu đóng quân ở Trung bộ Việt Nam tám mươi (80) ngày. Khu Mũi Cà Mau: hai trăm (200) ngày. Đợt chót của khu tạm đóng quân ở Trung bộ Việt Nam ba trăm (300) ngày. Như vậy, hạn cuối của chương trình tập kết, chuyển quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng như Quân đội liên hiệp Pháp là ngày 19/5/1955.
Cùng thời điểm này, những địa điểm đón tiếp đồng bào ở các tỉnh miền Bắc (Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng...) cũng khẩn trương tổ chức, sắp xếp nơi định cư, đóng quân, phương tiện di chuyển, vận tải, truyền tải... Miền Bắc đã dành những điều kiện tốt nhất có thể để đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, thương bệnh binh, học sinh và Nhân dân miền Nam tập kết ra Bắc.
Ngày 25/9/1954, tàu Arkhangelsk thực hiện chuyến chuyển quân tập kết đầu tiên chở đồng bào, chiến sĩ từ Hàm Tân rẽ sóng tiến vào cửa Lạch Hới trong niềm hân hoan chào đón của Nhân dân Sầm Sơn và tỉnh Thanh Hóa. Đến ngày 16/5/1955, những cán bộ, chiến sĩ còn lại của Trung đoàn 803 (Liên khu V), lên chuyến tàu cuối cùng rời Cảng Quy Nhơn, kết thúc quá trình chuyển quân tập kết ra miền Bắc. Tính đến giữa năm 1955, trong thời hạn 300 ngày sau khi Hiệp định Giơnevơ có hiệu lực, khoảng 175.000 cán bộ, chiến sĩ trong các tổ chức quân, dân, chính, đảng ở miền Nam cùng 15.000 học sinh đã tập kết ra Bắc, trong đó có khoảng 100.000 cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang cách mạng.
Việc tiếp đón đồng bào miền Nam ra đến miền Bắc được Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Người nhắc nhở: “Cần phải giữ vững truyền thống anh dũng, tác phong đúng đắn, tinh thần chịu đựng gian khổ, quyết tâm làm tròn nhiệm vụ”. Trong điều kiện còn khó khăn, vừa khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định chính trị, xã hội việc tổ chức thành công và tạo điều kiện tốt nhất từ lương thực, thực phẩm, quần áo, học tập, nơi ở, làm việc cho cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc là thắng lợi lớn trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.
Ý nghĩa thực hiện nhiệm vụ tập kết, chuyển quân ra Bắc
Việc thực hiện nhiệm vụ tập kết, chuyển quân ra Bắc tập kết có một ý nghĩa chính trị rất lớn không chỉ tại thời điểm đó, mà còn có ý nghĩa lâu dài với công cuộc kháng chiến sau này và xây dựng đất nước hiện nay.
Thứ nhất, đã thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhiệm vụ tập kết, chuyển quân ra Bắc. Việc thi hành đúng nội dung tập kết, chuyển quân của Hiệp định Giơnevơ đã tạo cơ sở pháp lý đấu tranh buộc Pháp phải thực hiện nghiêm chỉnh hiệp định này, tạo uy tín của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nghiêm chỉnh chấp hành các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ về chuyển quân tập kết cán bộ, bộ đội từ miền Nam ra miền Bắc, đồng thời tiếp quản trong trật tự các vùng do quân đội Pháp bàn giao ở miền Bắc, đồng thời bước đầu tổ chức phục hồi kinh tế, văn hóa sau chiến tranh. Trong khi đó, chính quyền Pháp và Chính phủ quốc gia Việt Nam cố tình gây khó khăn cho việc tiếp quản của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tổ chức một chiến dịch với quy mô lớn với sự hỗ trợ to lớn về vật chất cũng như thủ đoạn tinh vi để dụ dỗ, cưỡng ép gần 1 triệu đồng bào miền Bắc, phần đông là những người công giáo di cư vào Nam... trong sự phản đối của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tại miền Nam, để chuẩn bị cho công việc chuyển quân tập kết, đầu tháng 8/1954, Trung ương Cục miền Nam ra Chỉ thị về việc chuyển quân tập kết quân đội và chính quyền, quán triệt đến các cấp ủy đảng, đảng viên mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của người tập kết ra miền Bắc và người ở lại tiếp tục hoạt động ở miền Nam. Cùng với đó, ngày 19/8/1954, Trung ương Cục ban hành Chỉ thị số 47/CT-TWC “giữ bí mật về việc tập kết” và Chỉ thị số 48/CT-TWC “kiểm tra chặt chẽ tiền bạc và tài sản quốc gia”, yêu cầu các cấp ủy phải lãnh đạo triệt để chấm dứt hiện tượng làm lộ bí mật, tập trung bảo vệ tài sản cách mạng, triệt để tiết kiệm, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chi tiêu, thi hành kỷ luật nghiêm những cá nhân tham ô, ăn cắp tài sản công...
Về việc tập kết chuyển quân từ miền Nam ra miền Bắc của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thực hiện theo Điều 15, Chương II, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết ngày 21/7/1954. Những cuộc rút quân và chuyển quân sẽ tiến hành theo thứ tự và những thời hạn sau đây (kể từ ngày hiệp định này bắt đầu có hiệu lực): Khu Hàm Tân - Xuyên Mộc: tám mươi (80) ngày. Đợt thứ nhất của khu tạm đóng quân ở Trung bộ Việt Nam tám mươi (80) ngày. Khu Đồng Tháp Mười: một trăm (100) ngày. Đợt thứ hai của khu đóng quân ở Trung bộ Việt Nam tám mươi (80) ngày. Khu Mũi Cà Mau: hai trăm (200) ngày. Đợt chót của khu tạm đóng quân ở Trung bộ Việt Nam ba trăm (300) ngày. Như vậy, hạn cuối của chương trình tập kết, chuyển quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng như Quân đội liên hiệp Pháp là ngày 19/5/1955.
Cùng thời điểm này, những địa điểm đón tiếp đồng bào ở các tỉnh miền Bắc (Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng...) cũng khẩn trương tổ chức, sắp xếp nơi định cư, đóng quân, phương tiện di chuyển, vận tải, truyền tải... Miền Bắc đã dành những điều kiện tốt nhất có thể để đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, thương bệnh binh, học sinh và Nhân dân miền Nam tập kết ra Bắc.
Ngày 25/9/1954, tàu Arkhangelsk thực hiện chuyến chuyển quân tập kết đầu tiên chở đồng bào, chiến sĩ từ Hàm Tân rẽ sóng tiến vào cửa Lạch Hới trong niềm hân hoan chào đón của Nhân dân Sầm Sơn và tỉnh Thanh Hóa. Đến ngày 16/5/1955, những cán bộ, chiến sĩ còn lại của Trung đoàn 803 (Liên khu V), lên chuyến tàu cuối cùng rời Cảng Quy Nhơn, kết thúc quá trình chuyển quân tập kết ra miền Bắc. Tính đến giữa năm 1955, trong thời hạn 300 ngày sau khi Hiệp định Giơnevơ có hiệu lực, khoảng 175.000 cán bộ, chiến sĩ trong các tổ chức quân, dân, chính, đảng ở miền Nam cùng 15.000 học sinh đã tập kết ra Bắc, trong đó có khoảng 100.000 cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang cách mạng.
Việc tiếp đón đồng bào miền Nam ra đến miền Bắc được Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Người nhắc nhở: “Cần phải giữ vững truyền thống anh dũng, tác phong đúng đắn, tinh thần chịu đựng gian khổ, quyết tâm làm tròn nhiệm vụ”. Trong điều kiện còn khó khăn, vừa khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định chính trị, xã hội việc tổ chức thành công và tạo điều kiện tốt nhất từ lương thực, thực phẩm, quần áo, học tập, nơi ở, làm việc cho cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc là thắng lợi lớn trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.
Ý nghĩa thực hiện nhiệm vụ tập kết, chuyển quân ra Bắc
Việc thực hiện nhiệm vụ tập kết, chuyển quân ra Bắc tập kết có một ý nghĩa chính trị rất lớn không chỉ tại thời điểm đó, mà còn có ý nghĩa lâu dài với công cuộc kháng chiến sau này và xây dựng đất nước hiện nay.
Thứ nhất, đã thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhiệm vụ tập kết, chuyển quân ra Bắc. Việc thi hành đúng nội dung tập kết, chuyển quân của Hiệp định Giơnevơ đã tạo cơ sở pháp lý đấu tranh buộc Pháp phải thực hiện nghiêm chỉnh hiệp định này, tạo uy tín của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nghiêm chỉnh chấp hành các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ về chuyển quân tập kết cán bộ, bộ đội từ miền Nam ra miền Bắc, đồng thời tiếp quản trong trật tự các vùng do quân đội Pháp bàn giao ở miền Bắc, đồng thời bước đầu tổ chức phục hồi kinh tế, văn hóa sau chiến tranh. Trong khi đó, chính quyền Pháp và Chính phủ quốc gia Việt Nam cố tình gây khó khăn cho việc tiếp quản của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tổ chức một chiến dịch với quy mô lớn với sự hỗ trợ to lớn về vật chất cũng như thủ đoạn tinh vi để dụ dỗ, cưỡng ép gần 1 triệu đồng bào miền Bắc, phần đông là những người công giáo di cư vào Nam... trong sự phản đối của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Thứ hai, thực hiện thắng lợi tập kết, chuyển hàng chục vạn bộ đội, cán bộ và đồng bào miền Nam ra Bắc đã góp phần xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh chính trị, củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc.
Thứ ba, thắng lợi này còn góp phần quan trọng thực hiện chủ trương, chính sách về quản lý, đãi ngộ, sử dụng và bồi dưỡng - đào tạo một đội ngũ cán bộ, chiến sĩ góp phần cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam sau này, đặc biệt là thế hệ học sinh miền Nam. Năm 1975, miền Nam được giải phóng, các học sinh được đưa trở lại quê hương tiếp tục học tập, công tác, một số ở lại miền Bắc làm việc và xây dựng gia đình. Việc đào tạo hàng chục nghìn học sinh miền Nam qua bậc đại học và sau đại học ở các trường đại học trong và ngoài nước không chỉ có ý nghĩa thời điểm đó mà còn có ý nghĩa lâu dài với công cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước sau này. Trong số đó nhiều người trở thành cán bộ cao cấp trong Chính phủ; nhiều học sinh miền Nam ra Bắc khi còn tuổi nhi đồng sau này làm rạng danh học sinh miền Nam. Trong công cuộc xây dựng lực lượng vũ trang, các học sinh miền Nam cũng có những đóng góp quan trọng, nhiều người trở thành tướng lĩnh tài năng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Rất nhiều học sinh miền Nam trở thành những nhà khoa học đầu ngành trong các lĩnh vực. Học sinh miền Nam cũng góp mặt trong sự nghiệp văn học nghệ thuật của nước nhà với nhiều tên tuổi nổi tiếng... Việc thành lập các trường học sinh miền Nam là một chủ trương lớn, có ý nghĩa quan trọng, vừa thể hiện tầm nhìn sáng suốt, sâu rộng, vừa nói lên tình cảm cao quý thiêng liêng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đối với học sinh miền Nam, đồng thời là một bài học kinh nghiệm lớn về công tác tổ chức cán bộ, chuẩn bị lực lượng chu đáo cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc của Đảng.
Thứ tư, góp phần thắt chặt tình đoàn kết, tình cảm, sự yêu thương đùm bọc giữa đồng bào miền Bắc và đồng bào miền Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chi viện giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, củng cố thêm niềm tin khát vọng thống nhất đất nước của Nhân dân Việt Nam. Trong những ngày đầu tập kết, chưa xây dựng được trường lớp, người dân miền Bắc dù còn nhiều khó khăn đã nhường cơm, sẻ áo, đùm bọc, đón nhận những đứa con của đồng bào, đồng chí miền Nam. Ngược lại, học sinh miền Nam cùng Nhân dân miền Bắc khắc phục khó khăn, tiếp sức cho miền Nam đánh giặc. Các lứa học sinh miền Nam đã góp sức lao động sản xuất, đắp đê Gia Lương (Hà Bắc) bị vỡ, nạo vét kênh dẫn nước chống hạn hán ở Chương Mỹ (Hà Nội)... Những hành động, tình cảm trên luôn luôn được khắc sâu trong tâm trí cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.
Như vậy, trong điều kiện đất nước còn hết sức khó khăn, kẻ thù tìm cách phá hoại nhưng dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Trung ương Đảng và các cấp ủy đảng, với tinh thần đoàn kết, đấu tranh, công tác chuyển quân tập kết đã giành được thắng lợi, bảo đảm an toàn về người và tài sản. Thành tựu này là bước chuẩn bị lực lượng quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Sự kiện này cũng chứng tỏ rằng, Nhân dân hai miền Nam Bắc luôn khát vọng thống nhất đất nước, đoàn kết một lòng vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, dũng cảm trong xây dựng và chiến đấu ở mọi thời kỳ cách mạng của dân tộc, góp phần viết nên những trang sử oanh liệt trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hai lần đanh thép tuyên bố trước thế giới rằng: “Từ đã lâu, nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai có thể chia cắt được”; “Miền Nam là thịt của thịt chúng tôi, là máu của máu chúng tôi. Nhân dân Việt Nam sẽ được thống nhất”./.
Thứ ba, thắng lợi này còn góp phần quan trọng thực hiện chủ trương, chính sách về quản lý, đãi ngộ, sử dụng và bồi dưỡng - đào tạo một đội ngũ cán bộ, chiến sĩ góp phần cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam sau này, đặc biệt là thế hệ học sinh miền Nam. Năm 1975, miền Nam được giải phóng, các học sinh được đưa trở lại quê hương tiếp tục học tập, công tác, một số ở lại miền Bắc làm việc và xây dựng gia đình. Việc đào tạo hàng chục nghìn học sinh miền Nam qua bậc đại học và sau đại học ở các trường đại học trong và ngoài nước không chỉ có ý nghĩa thời điểm đó mà còn có ý nghĩa lâu dài với công cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước sau này. Trong số đó nhiều người trở thành cán bộ cao cấp trong Chính phủ; nhiều học sinh miền Nam ra Bắc khi còn tuổi nhi đồng sau này làm rạng danh học sinh miền Nam. Trong công cuộc xây dựng lực lượng vũ trang, các học sinh miền Nam cũng có những đóng góp quan trọng, nhiều người trở thành tướng lĩnh tài năng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Rất nhiều học sinh miền Nam trở thành những nhà khoa học đầu ngành trong các lĩnh vực. Học sinh miền Nam cũng góp mặt trong sự nghiệp văn học nghệ thuật của nước nhà với nhiều tên tuổi nổi tiếng... Việc thành lập các trường học sinh miền Nam là một chủ trương lớn, có ý nghĩa quan trọng, vừa thể hiện tầm nhìn sáng suốt, sâu rộng, vừa nói lên tình cảm cao quý thiêng liêng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đối với học sinh miền Nam, đồng thời là một bài học kinh nghiệm lớn về công tác tổ chức cán bộ, chuẩn bị lực lượng chu đáo cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc của Đảng.
Thứ tư, góp phần thắt chặt tình đoàn kết, tình cảm, sự yêu thương đùm bọc giữa đồng bào miền Bắc và đồng bào miền Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chi viện giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, củng cố thêm niềm tin khát vọng thống nhất đất nước của Nhân dân Việt Nam. Trong những ngày đầu tập kết, chưa xây dựng được trường lớp, người dân miền Bắc dù còn nhiều khó khăn đã nhường cơm, sẻ áo, đùm bọc, đón nhận những đứa con của đồng bào, đồng chí miền Nam. Ngược lại, học sinh miền Nam cùng Nhân dân miền Bắc khắc phục khó khăn, tiếp sức cho miền Nam đánh giặc. Các lứa học sinh miền Nam đã góp sức lao động sản xuất, đắp đê Gia Lương (Hà Bắc) bị vỡ, nạo vét kênh dẫn nước chống hạn hán ở Chương Mỹ (Hà Nội)... Những hành động, tình cảm trên luôn luôn được khắc sâu trong tâm trí cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.
Như vậy, trong điều kiện đất nước còn hết sức khó khăn, kẻ thù tìm cách phá hoại nhưng dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Trung ương Đảng và các cấp ủy đảng, với tinh thần đoàn kết, đấu tranh, công tác chuyển quân tập kết đã giành được thắng lợi, bảo đảm an toàn về người và tài sản. Thành tựu này là bước chuẩn bị lực lượng quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Sự kiện này cũng chứng tỏ rằng, Nhân dân hai miền Nam Bắc luôn khát vọng thống nhất đất nước, đoàn kết một lòng vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, dũng cảm trong xây dựng và chiến đấu ở mọi thời kỳ cách mạng của dân tộc, góp phần viết nên những trang sử oanh liệt trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hai lần đanh thép tuyên bố trước thế giới rằng: “Từ đã lâu, nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai có thể chia cắt được”; “Miền Nam là thịt của thịt chúng tôi, là máu của máu chúng tôi. Nhân dân Việt Nam sẽ được thống nhất”./.
Thông tin khác
- Chi bộ khóm sa nhiên, phường tân quy đông tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới (12/03/2023)
- Hội lhpn phường tân quy đông: ra mắt mô hình “ngôi nhà xanh” thu gom rác thải nhựa (12/03/2023)
- Hội lhpn phường tân quy đông: tổ chức họp mặt kỷ niệm 113 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3... (09/03/2023)
- Hội liên hiệp phụ nữ phường tân quy đông ra quân thực hiện “tuyến đường 3 sạch”... (07/03/2023)
- Hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách trên địa bàn phường tân quy đông (06/03/2023)
- Phường tân quy đông: ra quân trồng cây bần chống sạt lỡ (04/03/2023)
- Phường tân quy đông: tiếp đoàn kiểm tra, đánh giá, xếp loại mô hình “ cộng đồng học tập” cấp... (27/02/2023)
- Phường tân quy đông: học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách hồ chí minh trong xây... (20/02/2023)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét