Kỷ niệm 47 năm Ngày Việt Nam gia nhập Liên Hợp quốc (20/9/1977-20/9/2024)
Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên Liên Hợp quốc - tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Từ đó đến nay với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa vì hòa bình và phát triển, Việt Nam ngày càng khẳng định là thành viên tích cực tham gia vào các cơ chế của Liên Hợp quốc và là một đối tác chủ động đóng góp xây dựng tổ chức này.
Ngày 24/10/1945, Liên Hợp quốc thành lập, có vai trò là trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế để thực hiện các mục tiêu chung là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia; thúc đẩy hợp tác giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền và phẩm giá con người. Nhận thấy tầm quan trọng của tổ chức quốc tế lớn nhất này, ngày 14/1/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh với tầm nhìn chiến lược đã nhân danh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nộp đơn xin gia nhập Liên Hợp quốc. Do tương quan lực lượng và vị thế Việt Nam lúc đó nên Việt Nam chưa gia nhập được Liên Hợp quốc. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chính nghĩa và anh hùng của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước cùng những đóng góp to lớn của Việt Nam đối với phong trào hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới đã tạo cho Việt Nam có được sự ủng hộ to lớn và rộng rãi trên toàn thế giới. Ngày 20/9/1977 lá cờ Việt Nam chính thức được kéo lên trước Trụ sở Liên Hợp quốc ở New York trong một buổi lễ trang trọng, đánh dấu việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh.
Kể từ ngày lá quốc kỳ Việt Nam được kéo lên tại trụ sở Liên Hợp quốc, mối quan hệ Việt Nam với Liên Hợp quốc ngày càng phát triển. Việt Nam luôn cố gắng hoàn thành tốt trọng trách, chủ động đưa ra nhiều sáng kiến thiết thực. Việt Nam luôn ủng hộ các mục tiêu hàng đầu của Liên Hợp quốc như duy trì hòa bình và an ninh, chống chạy đua vũ trang, giải trừ quân bị, ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình. Sự tham gia tích cực của Việt Nam trong lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm 2014 cũng là minh chứng rõ nét về những đóng góp cho Liên Hợp quốc bằng nhân lực, Việt Nam đã cử 512 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc (làm nhiệm vụ tại Phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, khu vực Abyei, Trụ sở LHQ), triển khai 4 bệnh viện dã chiến số 2 tại Phái bộ ở Nam Sudan và một đội công binh tại Phái bộ ở Abyei (UNISFA).
Kể từ ngày lá quốc kỳ Việt Nam được kéo lên tại trụ sở Liên Hợp quốc, mối quan hệ Việt Nam với Liên Hợp quốc ngày càng phát triển. Việt Nam luôn cố gắng hoàn thành tốt trọng trách, chủ động đưa ra nhiều sáng kiến thiết thực. Việt Nam luôn ủng hộ các mục tiêu hàng đầu của Liên Hợp quốc như duy trì hòa bình và an ninh, chống chạy đua vũ trang, giải trừ quân bị, ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình. Sự tham gia tích cực của Việt Nam trong lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm 2014 cũng là minh chứng rõ nét về những đóng góp cho Liên Hợp quốc bằng nhân lực, Việt Nam đã cử 512 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc (làm nhiệm vụ tại Phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, khu vực Abyei, Trụ sở LHQ), triển khai 4 bệnh viện dã chiến số 2 tại Phái bộ ở Nam Sudan và một đội công binh tại Phái bộ ở Abyei (UNISFA).
Trải qua 47 năm, Việt Nam đã gánh vác nhiều trọng trách lớn, có nhiều đóng góp thực chất và hiệu quả cho Liên Hợp quốc, góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ký Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện và trở thành thành viên chính thức của Công ước Cấm vũ khí hóa học, ký hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân và là nước thứ 10 phê chuẩn Hiệp ước... Với sự tham gia ngày càng sâu rộng, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, Việt Nam đã được bầu với số phiếu cao vào nhiều cơ quan của Liên Hợp quốc như Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế xã hội, Hội đồng nhân quyền, Hội đồng chấp hành Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp quốc UNESCO và Ủy ban Luật pháp quốc tế.
Việt Nam đã hai lần trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009 và 2020-2021. Hai lần đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đã cho thấy uy tín và năng lực của Việt Nam. Việt Nam đã hoàn thành tốt trọng trách thể hiện lập trường độc lập tự chủ, khéo léo xử lý khi có vấn đề khác biệt giữa các thành viên, có nhiều sáng kiến và đóng góp vào hoạt động của Hội đồng Bảo an, được cộng đồng quốc tế hưởng ứng và đánh giá cao với những gì Việt Nam đã thể hiện. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát gây ra những tác động làm thay đổi toàn diện tình hình thế giới, Việt Nam đã chủ trì đề xuất thương lượng và thúc đẩy để Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua nghị quyết thành lập Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh vào ngày 27/12 hàng năm, đóng góp cho Quỹ ứng phó Covid-19 của Liên Hợp quốc 50.000 đô la Mỹ và Chương trình COVAX 1 triệu đô la Mỹ.
Nhìn lại chặng đường 47 năm qua, nước ta đã không ngừng trưởng thành về mọi mặt, đạt được những kết quả quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, mở rộng quan hệ hợp tác và là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Có thể thấy Việt Nam ngày càng nhận được sự tín nhiệm trong Liên Hợp Quốc, gánh vác nhiều trọng trách lớn, có nhiều đóng góp thực chất và hiệu quả. Việc Việt Nam đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch tại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 77, đại diện cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương từ ngày 13/9, cùng với việc ứng cử thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, sẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp tục khẳng định với cộng đồng quốc tế những thành tựu quan trọng đã đạt được trong suốt thời gian qua, cũng như đóng góp hiệu quả hơn nữa cho tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Với đường lối đối ngoại đa phương đúng đắn lấy Liên hợp quốc là trọng tâm, Việt Nam sẽ góp phần quan trọng vào việc giải quyết những vấn đề toàn cầu, trong đó có chấm dứt xung đột, duy trì hòa bình, ổn định, cùng phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới./.
Việt Nam đã hai lần trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009 và 2020-2021. Hai lần đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đã cho thấy uy tín và năng lực của Việt Nam. Việt Nam đã hoàn thành tốt trọng trách thể hiện lập trường độc lập tự chủ, khéo léo xử lý khi có vấn đề khác biệt giữa các thành viên, có nhiều sáng kiến và đóng góp vào hoạt động của Hội đồng Bảo an, được cộng đồng quốc tế hưởng ứng và đánh giá cao với những gì Việt Nam đã thể hiện. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát gây ra những tác động làm thay đổi toàn diện tình hình thế giới, Việt Nam đã chủ trì đề xuất thương lượng và thúc đẩy để Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua nghị quyết thành lập Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh vào ngày 27/12 hàng năm, đóng góp cho Quỹ ứng phó Covid-19 của Liên Hợp quốc 50.000 đô la Mỹ và Chương trình COVAX 1 triệu đô la Mỹ.
Nhìn lại chặng đường 47 năm qua, nước ta đã không ngừng trưởng thành về mọi mặt, đạt được những kết quả quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, mở rộng quan hệ hợp tác và là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Có thể thấy Việt Nam ngày càng nhận được sự tín nhiệm trong Liên Hợp Quốc, gánh vác nhiều trọng trách lớn, có nhiều đóng góp thực chất và hiệu quả. Việc Việt Nam đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch tại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 77, đại diện cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương từ ngày 13/9, cùng với việc ứng cử thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, sẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp tục khẳng định với cộng đồng quốc tế những thành tựu quan trọng đã đạt được trong suốt thời gian qua, cũng như đóng góp hiệu quả hơn nữa cho tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Với đường lối đối ngoại đa phương đúng đắn lấy Liên hợp quốc là trọng tâm, Việt Nam sẽ góp phần quan trọng vào việc giải quyết những vấn đề toàn cầu, trong đó có chấm dứt xung đột, duy trì hòa bình, ổn định, cùng phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới./.
Thông tin khác
- Phường tân quy đông tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng... (13/04/2021)
- Phường tân quy đông đăng ký hộ tịch lưu động tại khóm tân huề (06/04/2021)
- Phường tân quy đông tổ chức giải ngạch và kết nạp mới lực lượng dân quân năm 2021 (29/03/2021)
- Hội người cao tuổi phường tân quy đông tổ chức đại hội đại biểu lần thứ iv, nhiệm kỳ 2021-2026 (29/03/2021)
- Đoàn phường tân quy đông: tổ chức thực hiện công trình “ vườn hoa thanh niên” và phối hợp lễ... (23/03/2021)
- Ubmttqvn phường tân quy đông tổ chức hội nghị hiệp thương lần 2 giới thiệu người ứng cử đại biểu... (18/03/2021)
- Hội đồng nvqs phường tân quy đông tổ chức họp triển khai kế hoạch giải ngạch, kết nạp mới lực... (17/03/2021)
- Hội lhpn phường tân quy đông họp mặt kỷ niệm 111 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 và 1.981... (10/03/2021)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét