Kỷ niệm 139 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025)
Ngày Quốc tế Lao động 1/5 không chỉ là dịp để kỷ niệm thắng lợi vẻ vang của phong trào công nhân quốc tế, mà còn là ngày thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ mới của người lao động toàn thế giới. Đây cũng là dịp để tôn vinh những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân trong sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.
Từ Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản (năm 1866 tại Geneva, Thụy Sĩ), yêu sách về ngày làm việc 8 giờ đã được xác định là nhiệm vụ cấp thiết của phong trào công nhân. Khẩu hiệu “8 giờ làm việc - 8 giờ nghỉ ngơi - 8 giờ vui chơi” nhanh chóng lan rộng từ Anh sang các nước công nghiệp khác.
Bước ngoặt quan trọng diễn ra năm 1884, khi Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ tại thành phố Chicago thông qua nghị quyết lịch sử quy định: kể từ ngày 1/5/1886, toàn bộ công nhân trên nước Mỹ sẽ chỉ làm việc 8 giờ mỗi ngày. Ngày 1/5 được lựa chọn vì đây là thời điểm bắt đầu năm tài chính, thời điểm ký kết hợp đồng mới giữa chủ và thợ, tạo thuận lợi cho việc triển khai yêu sách.
Ngày 1/5/1886, hàng trăm nghìn công nhân Mỹ đã tổ chức bãi công, tuần hành, mit-tinh khắp các thành phố lớn như Chicago, Washington, New York... Riêng tại Chicago, hơn 40.000 công nhân xuống đường biểu tình với khẩu hiệu đòi thực hiện chế độ làm việc 8 giờ mỗi ngày. Phong trào lan rộng, thu hút tới 340.000 công nhân tham gia tại hơn 5.000 cuộc bãi công trên toàn quốc. Nhiều nơi đã đạt được yêu sách, đánh dấu thắng lợi bước đầu của phong trào lao động.
Ghi nhận tinh thần đấu tranh kiên cường đó, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hằng năm là Ngày Quốc tế Lao động – ngày biểu dương lực lượng và đoàn kết chiến đấu của giai cấp công nhân trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, Ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 1/5/1930 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là lần đầu tiên công nhân Đông Dương biểu tình công khai, thể hiện tinh thần đoàn kết với phong trào công nhân quốc tế và đấu tranh trực diện với thực dân Pháp, đòi thực hiện quyền lợi chính đáng về lao động và đời sống. Phong trào này đã mở đầu cho cao trào cách mạng 1930-1931, với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh lịch sử.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 1/5/1946 trở thành mốc son trong lịch sử dân tộc khi lần đầu tiên, Ngày Quốc tế Lao động được tổ chức trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, thu hút tới 20 vạn người tham dự. Trước đó, ngày 18/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22c NV/CC, chính thức công nhận ngày 1/5 là quốc lễ - người lao động cả nước được nghỉ làm, hưởng nguyên lương.
Ngày nay, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 đã trở thành ngày hội lớn của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam - ngày của tinh thần đoàn kết, sáng tạo, vượt khó, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. Đây cũng là dịp để khẳng định vai trò to lớn của người lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững.
Kỷ niệm 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025) là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng hào hùng, tôn vinh đóng góp của giai cấp công nhân và người lao động; đồng thời, khơi dậy tinh thần trách nhiệm, khát vọng vươn lên, quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc và thịnh vượng.
Từ Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản (năm 1866 tại Geneva, Thụy Sĩ), yêu sách về ngày làm việc 8 giờ đã được xác định là nhiệm vụ cấp thiết của phong trào công nhân. Khẩu hiệu “8 giờ làm việc - 8 giờ nghỉ ngơi - 8 giờ vui chơi” nhanh chóng lan rộng từ Anh sang các nước công nghiệp khác.
Bước ngoặt quan trọng diễn ra năm 1884, khi Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ tại thành phố Chicago thông qua nghị quyết lịch sử quy định: kể từ ngày 1/5/1886, toàn bộ công nhân trên nước Mỹ sẽ chỉ làm việc 8 giờ mỗi ngày. Ngày 1/5 được lựa chọn vì đây là thời điểm bắt đầu năm tài chính, thời điểm ký kết hợp đồng mới giữa chủ và thợ, tạo thuận lợi cho việc triển khai yêu sách.
Ngày 1/5/1886, hàng trăm nghìn công nhân Mỹ đã tổ chức bãi công, tuần hành, mit-tinh khắp các thành phố lớn như Chicago, Washington, New York... Riêng tại Chicago, hơn 40.000 công nhân xuống đường biểu tình với khẩu hiệu đòi thực hiện chế độ làm việc 8 giờ mỗi ngày. Phong trào lan rộng, thu hút tới 340.000 công nhân tham gia tại hơn 5.000 cuộc bãi công trên toàn quốc. Nhiều nơi đã đạt được yêu sách, đánh dấu thắng lợi bước đầu của phong trào lao động.
Ghi nhận tinh thần đấu tranh kiên cường đó, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hằng năm là Ngày Quốc tế Lao động – ngày biểu dương lực lượng và đoàn kết chiến đấu của giai cấp công nhân trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, Ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 1/5/1930 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là lần đầu tiên công nhân Đông Dương biểu tình công khai, thể hiện tinh thần đoàn kết với phong trào công nhân quốc tế và đấu tranh trực diện với thực dân Pháp, đòi thực hiện quyền lợi chính đáng về lao động và đời sống. Phong trào này đã mở đầu cho cao trào cách mạng 1930-1931, với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh lịch sử.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 1/5/1946 trở thành mốc son trong lịch sử dân tộc khi lần đầu tiên, Ngày Quốc tế Lao động được tổ chức trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, thu hút tới 20 vạn người tham dự. Trước đó, ngày 18/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22c NV/CC, chính thức công nhận ngày 1/5 là quốc lễ - người lao động cả nước được nghỉ làm, hưởng nguyên lương.
Ngày nay, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 đã trở thành ngày hội lớn của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam - ngày của tinh thần đoàn kết, sáng tạo, vượt khó, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. Đây cũng là dịp để khẳng định vai trò to lớn của người lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững.
Kỷ niệm 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025) là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng hào hùng, tôn vinh đóng góp của giai cấp công nhân và người lao động; đồng thời, khơi dậy tinh thần trách nhiệm, khát vọng vươn lên, quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc và thịnh vượng.
Thông tin khác
- Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) (30/04/2025)
- Thông báo về việc thi công công trình: đường đan phạm hồng thái (đoạn số nhà 123 đến nhà số... (29/04/2025)
- Về việc di dời cây kiểng ra ngoài phạm vi mặt đường thuộc công trình: đường kênh 19 tháng 5. (29/04/2025)
- Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4 (26/04/2025)
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên, lực lượng vũ... (26/04/2025)
- Tổ chức lễ bàn giao nhà “đại đoàn kết” tại phường tân quy đông (26/04/2025)
- Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bệnh sốt rét 25/4 (24/04/2025)
- Ngày sách và bản quyền thế giới 23/4 (22/04/2025)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét