Kỷ niệm 102 năm ngày sinh đồng chí Võ Văn Kiệt 23/11/1922 - 23/11/2024
Là nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, đồng chí Võ Văn Kiệt là tấm gương sáng mẫu mực về đạo đức cách mạng, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những đổi thay, vận mệnh của đất nước. Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt đã để lại nhiều dấu ấn nổi bật, góp phần tạo ra những bước chuyển quan trọng trong sự nghiệp phát triển và đổi mới đất nước.
TIÊN PHONG ĐỔI MỚI, DÁM LÀM, DÁM CHỊU TRÁCH NHIỆM
Đồng chí Võ Văn Kiệt (1922 - 2008) tên khai sinh là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, sinh ra và lớn lên tại ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Năm 16 tuổi, đồng chí giác ngộ cách mạng, tham gia phong trào Thanh niên phản đế và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 17 tuổi.
Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Võ Văn Kiệt gắn liền với từng chặng đường lịch sử đấu tranh hào hùng của Đảng, của dân tộc, từng có nhiều năm hoạt động cách mạng và giữ vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược như: Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (còn gọi là T4), Bí thư Khu ủy Khu 9 (Tây Nam bộ)…
Cho đến khi đất nước thống nhất năm 1975, đồng chí Võ Văn Kiệt tiếp tục đảm đương nhiều vị trí lãnh đạo Đảng và Nhà nước từ Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh (1975 - 1982); Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1982 - 1991) đến Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1991 - 1997); cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1997 - 2001).
Sau khi hòa bình lập lại, đồng chí Võ Văn Kiệt đã cùng tập thể các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân tiến hành công cuộc đổi mới, quyết tâm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; tiến hành đổi mới toàn diện, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Dù ở bất cứ lĩnh vực nào, công tác tại địa phương nào, đồng chí Võ Văn Kiệt đều để lại những dấu ấn đặc biệt. Đó là dấu ấn về phong cách lãnh đạo gần gũi, giản dị, thực tế và tư tưởng đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của đồng chí Võ Văn Kiệt trước Đảng, trước dân.
Rõ nét nhất là trong việc giải quyết vấn đề lương thực (gạo) và quyết định “xé rào” cơ chế khi đồng chí Võ Văn Kiệt giữ chức vụ Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh. Sau năm 1975, với cơ chế quan liêu bao cấp, bức tranh kinh tế của người dân thành phố lúc này là thiếu lương thực, cận kề nạn đói. Trước tình hình đó, đồng chí Võ Văn Kiệt đã vượt qua lối mòn tư duy cũ, cùng với tập thể Thành ủy TP. Hồ Chí Minh “chạy gạo” để cứu đói cho người dân.
Việc thành lập công ty lương thực thành phố hay còn gọi “tổ buôn lậu gạo” là minh chứng điển hình nhất của tư duy đổi mới, trăn trở và đầy trách nhiệm của đồng chí Võ Văn Kiệt đã kiên quyết đẩy mạnh việc áp dụng cơ chế thị trường, tìm ra được cách mua bán với giá cả thỏa thuận, giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn trước mắt của thành phố và người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần tạo tiền đề quan trọng cho công cuộc đổi mới ở nước ta lúc bấy giờ.
GẦN DÂN, QUAN TÂM ĐẾN ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN
Là người hiểu rõ vùng đất Nam bộ, đồng chí Võ Văn Kiệt rất quan tâm đến sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, đồng chí đã tiên phong đề ra các chủ trương, thực hiện nhiều công trình có tầm ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội như: Dự án Thoát lũ ra Biển Tây, khai thác, ngọt hóa vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, Dự án Thoát lũ Đồng bằng sông Cửu Long…
Nổi bật là kinh T5 mà người dân vùng Tứ giác Long Xuyên thường gọi với cái tên thân thương là “Kinh Ông Kiệt”. Nhờ vào sự chỉ đạo quyết liệt và tầm nhìn chiến lược của đồng chí mà vùng đất này, từ một khu vực có nhiều thử thách về điều kiện tự nhiên, nay đã thay da đổi thịt trở thành một trung tâm sản xuất nông nghiệp năng động, trở thành “kho lúa” của miền Tây Nam bộ.
Còn huyện Tân Phước của tỉnh Tiền Giang trước năm 1975 là một huyện nằm trong vùng Đồng Tháp Mười vốn được mệnh danh là vùng đất “rốn lũ, rốn phèn”. Thông qua chủ trương khai hoang, đào kinh thoát phèn, đắp đê ngăn lũ của đồng chí Võ Văn Kiệt cùng sự nỗ lực, quyết tâm cao của chính quyền và người dân địa phương đã góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đất này càng thêm tươi sáng hơn, phát triển không ngừng.
Ngày nay, Tân Phước là vùng đất trù phú, với những cánh đồng khóm bạt ngàn, các khu công nghiệp lớn lần lượt ra đời… đã tạo việc làm ổn định cho người dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội Với bản lĩnh đổi mới sáng tạo, tấm lòng lo cho đất nước, cho nhân dân “việc gì có lợi cho dân thì nên làm” nên khi giữ trọng trách là Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Võ Văn Kiệt chủ trương thực hiện các công trình lớn, dự án lớn có hiệu quả cao đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như: Thủy điện Trị An; đường dây tải điện 500 KV Bắc - Nam; đường Bắc Thăng Long - Nội Bài; nhà máy lọc dầu Dung Quất; ban hành nghị định thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mở đầu thời kỳ đại học đa lĩnh vực, nâng cao quyền tự chủ trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam...
Đến cuối đời, đồng chí Võ Văn Kiệt vẫn còn đau đáu nỗi lòng với dân, với nước, vẫn theo dõi tình hình đất nước, thường xuyên đóng góp ý kiến với các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về những vấn đề quan trọng của đất nước, những khó khăn của người dân để tìm cách tháo gỡ.
Nhắc đến đồng chí Võ Văn Kiệt là nhắc đến một con người kiệt xuất của thời kỳ đổi mới đã để lại “dấu ấn Võ Văn Kiệt” thật đậm nét về công cuộc “xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong muốn của Bác Hồ.
Cả cuộc đời cống hiến vì nước, vì dân, đồng chí Võ Văn Kiệt đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác… Thời gian trôi qua, đồng chí Võ Văn Kiệt sẽ mãi là tấm gương sáng ngời, là niềm tự hào của các thế hệ người Việt Nam học tập, làm theo và nêu gương./.
TIÊN PHONG ĐỔI MỚI, DÁM LÀM, DÁM CHỊU TRÁCH NHIỆM
Đồng chí Võ Văn Kiệt (1922 - 2008) tên khai sinh là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, sinh ra và lớn lên tại ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Năm 16 tuổi, đồng chí giác ngộ cách mạng, tham gia phong trào Thanh niên phản đế và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 17 tuổi.
Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Võ Văn Kiệt gắn liền với từng chặng đường lịch sử đấu tranh hào hùng của Đảng, của dân tộc, từng có nhiều năm hoạt động cách mạng và giữ vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược như: Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (còn gọi là T4), Bí thư Khu ủy Khu 9 (Tây Nam bộ)…
Cho đến khi đất nước thống nhất năm 1975, đồng chí Võ Văn Kiệt tiếp tục đảm đương nhiều vị trí lãnh đạo Đảng và Nhà nước từ Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh (1975 - 1982); Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1982 - 1991) đến Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1991 - 1997); cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1997 - 2001).
Sau khi hòa bình lập lại, đồng chí Võ Văn Kiệt đã cùng tập thể các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân tiến hành công cuộc đổi mới, quyết tâm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; tiến hành đổi mới toàn diện, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Dù ở bất cứ lĩnh vực nào, công tác tại địa phương nào, đồng chí Võ Văn Kiệt đều để lại những dấu ấn đặc biệt. Đó là dấu ấn về phong cách lãnh đạo gần gũi, giản dị, thực tế và tư tưởng đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của đồng chí Võ Văn Kiệt trước Đảng, trước dân.
Rõ nét nhất là trong việc giải quyết vấn đề lương thực (gạo) và quyết định “xé rào” cơ chế khi đồng chí Võ Văn Kiệt giữ chức vụ Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh. Sau năm 1975, với cơ chế quan liêu bao cấp, bức tranh kinh tế của người dân thành phố lúc này là thiếu lương thực, cận kề nạn đói. Trước tình hình đó, đồng chí Võ Văn Kiệt đã vượt qua lối mòn tư duy cũ, cùng với tập thể Thành ủy TP. Hồ Chí Minh “chạy gạo” để cứu đói cho người dân.
Việc thành lập công ty lương thực thành phố hay còn gọi “tổ buôn lậu gạo” là minh chứng điển hình nhất của tư duy đổi mới, trăn trở và đầy trách nhiệm của đồng chí Võ Văn Kiệt đã kiên quyết đẩy mạnh việc áp dụng cơ chế thị trường, tìm ra được cách mua bán với giá cả thỏa thuận, giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn trước mắt của thành phố và người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần tạo tiền đề quan trọng cho công cuộc đổi mới ở nước ta lúc bấy giờ.
GẦN DÂN, QUAN TÂM ĐẾN ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN
Là người hiểu rõ vùng đất Nam bộ, đồng chí Võ Văn Kiệt rất quan tâm đến sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, đồng chí đã tiên phong đề ra các chủ trương, thực hiện nhiều công trình có tầm ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội như: Dự án Thoát lũ ra Biển Tây, khai thác, ngọt hóa vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, Dự án Thoát lũ Đồng bằng sông Cửu Long…
Nổi bật là kinh T5 mà người dân vùng Tứ giác Long Xuyên thường gọi với cái tên thân thương là “Kinh Ông Kiệt”. Nhờ vào sự chỉ đạo quyết liệt và tầm nhìn chiến lược của đồng chí mà vùng đất này, từ một khu vực có nhiều thử thách về điều kiện tự nhiên, nay đã thay da đổi thịt trở thành một trung tâm sản xuất nông nghiệp năng động, trở thành “kho lúa” của miền Tây Nam bộ.
Còn huyện Tân Phước của tỉnh Tiền Giang trước năm 1975 là một huyện nằm trong vùng Đồng Tháp Mười vốn được mệnh danh là vùng đất “rốn lũ, rốn phèn”. Thông qua chủ trương khai hoang, đào kinh thoát phèn, đắp đê ngăn lũ của đồng chí Võ Văn Kiệt cùng sự nỗ lực, quyết tâm cao của chính quyền và người dân địa phương đã góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đất này càng thêm tươi sáng hơn, phát triển không ngừng.
Ngày nay, Tân Phước là vùng đất trù phú, với những cánh đồng khóm bạt ngàn, các khu công nghiệp lớn lần lượt ra đời… đã tạo việc làm ổn định cho người dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội Với bản lĩnh đổi mới sáng tạo, tấm lòng lo cho đất nước, cho nhân dân “việc gì có lợi cho dân thì nên làm” nên khi giữ trọng trách là Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Võ Văn Kiệt chủ trương thực hiện các công trình lớn, dự án lớn có hiệu quả cao đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như: Thủy điện Trị An; đường dây tải điện 500 KV Bắc - Nam; đường Bắc Thăng Long - Nội Bài; nhà máy lọc dầu Dung Quất; ban hành nghị định thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mở đầu thời kỳ đại học đa lĩnh vực, nâng cao quyền tự chủ trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam...
Đến cuối đời, đồng chí Võ Văn Kiệt vẫn còn đau đáu nỗi lòng với dân, với nước, vẫn theo dõi tình hình đất nước, thường xuyên đóng góp ý kiến với các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về những vấn đề quan trọng của đất nước, những khó khăn của người dân để tìm cách tháo gỡ.
Nhắc đến đồng chí Võ Văn Kiệt là nhắc đến một con người kiệt xuất của thời kỳ đổi mới đã để lại “dấu ấn Võ Văn Kiệt” thật đậm nét về công cuộc “xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong muốn của Bác Hồ.
Cả cuộc đời cống hiến vì nước, vì dân, đồng chí Võ Văn Kiệt đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác… Thời gian trôi qua, đồng chí Võ Văn Kiệt sẽ mãi là tấm gương sáng ngời, là niềm tự hào của các thế hệ người Việt Nam học tập, làm theo và nêu gương./.
Thông tin khác
- Khảo sát thực trạng nhãn hiệu chứng nhận “ làng hoa – kiểng sa đéc” (08/06/2020)
- Khánh thành cầu bình an 14 ( kênh 19/5) (07/06/2020)
- Ủy ban nhân dân phường tân quy đông: phát hơn 50 phần quà cho các em thiếu nhi nhân ngày... (04/06/2020)
- Đoàn phường tân quy đông: tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng công nhân năm 2020 (04/06/2020)
- Đảng bộ phường tân quy đông tổ chức đại hội đại biểu lần thứ xvii, nhiệm kỳ 2020-2025 (01/06/2020)
- Hội lhpn phường tân quy đông: ra mắt chi hội phụ nữ “ 5 không 3 sạch” khóm sa nhiên,... (21/05/2020)
- Đảng ủy phường tân quy đông: trao tặng huy hiệu đảng đợt 19/5/2020 (20/05/2020)
- Ủy ban nhân dân phường tân quy đông xét duyệt hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch... (13/05/2020)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét