KỶ NIỆM 133 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 - 19/5/2023)
1. Khái lược sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước. Ngày 05/6/1911, từ Bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành lên đường sang phương Tây, mang theo mình một khát vọng cháy bỏng tìm đường cứu nước để đem lại tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc.
Sau gần 10 năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đi đến nhiều châu lục, tiến hành khảo sát chủ nghĩa thực dân, đế quốc ở các nước tư bản và nhiều nước thuộc địa. Sớm nhận thức được xu hướng phát triển của thời đại, Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng của những người cộng sản Việt Nam, năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức Cộng sản Đoàn làm nòng cốt, đào tạo cán bộ cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Năm 1929, nhiều tổ chức cộng sản đã ra đời ở Việt Nam: Đông Dương Cộng sản Đảng; An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Năm 1930 được sự phân công của Quốc tế Cộng sản, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
Mùa Xuân năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Người, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đồng lòng, chung sức làm nên những chiến thắng vang dội trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc, kết thúc bằng cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã giành thắng lợi hoàn toàn đưa Tổ quốc ta về một mối; mở ra một kỷ nguyên mới: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, từ đây toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cùng nhau đoàn kết trong cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ngày 02/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, để lại muôn vàn tiếc thương cho toàn Đảng, dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng vĩ đại, có những cống hiến xuất sắc cho dân tộc và cho nhân loại tiến bộ. Tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện qua những nội dung như: Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Phong cách Hồ Chí Minh, gắn liền với nhân cách trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng của Hồ Chí Minh, với tư cách là một vĩ nhân, một nhà văn hóa kiệt xuất. Đó là một phong cách vừa dân tộc vừa hiện đại, vừa khoa học vừa cách mạng, vừa cao cả vừa thiết thực. Những nội dung chủ yếu của phong cách Hồ Chí Minh bao gồm: Phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt...
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Vai trò, vị thế của tỉnh Tuyên Quang gắn với sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; một số nội dung triển khai học tập chuyên đề năm 2022
Tự hào với vai trò là Thủ đô Khu giải phóng - Thủ đô kháng chiến, Tuyên Quang đã chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại và mãi khắc ghi sâu đậm hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống, làm việc gần 6 năm trên 20 địa điểm khác nhau ở Tuyên Quang. Người đã chủ trì nhiều hội nghị lớn, có ý nghĩa lịch sử trọng đại gắn liền với vận mệnh của dân tộc như: Hội nghị toàn Quốc của Đảng (tháng 8/1945), Quốc dân Đại hội Tân Trào (tháng 8/1945), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2/1951)... lán Nà Nưa (Nà Lừa), đình Tân Trào, Kim Bình, Hang Bòng, Kim Quan... những địa danh đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tuyên Quang luôn xác định việc học tập và làm theo Bác là vinh dự, tình cảm, sự trân trọng, tôn vinh công lao trời biển của Bác đối với dân tộc Việt Nam. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gần đây nhất là Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những năm qua, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với những giải pháp hiệu quả, thiết thực. Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành hệ thống văn bản lãnh đạo, triển khai quán triệt chặt chẽ, bài bản, bám sát hướng dẫn của Trung ương và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trong tỉnh xây dựng kế hoạch để cụ thể hoá và tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị; đăng ký các nội dung đột phá, làm theo của tập thể và cá nhân, xây dựng các mô hình tiêu biểu, lấy đó làm một trong những tiêu chí đánh giá phân loại tổ chức đảng, đảng viên hằng năm.
Học tập lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một tấm gương sống có giá trị hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo cấp ủy, chính quyền chú trọng xây dựng và nhân rộng các tập thể và cá nhân có thành tích tiêu biểu trong các lĩnh vực, nhất là phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ đồng bào có hoàn cảnh khó khăn... Sau 05 năm thực hiện, đã có hàng ngàn tập thể và cá nhân tiêu biểu được các cấp, các ngành ghi nhận, biểu dương, khen thưởng với những việc làm tốt, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, lan tỏa những việc làm tốt đẹp đến cộng đồng. Tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, tỉnh đã thực hiện truyền hình trực tiếp, xây dựng phóng sự, tổ chức gặp gỡ, giao lưu những tấm gương tiêu biểu đã tạo ấn tượng, xúc động sâu sắc, để lại dấu ấn tốt đẹp có sức lan tỏa lớn. Cấp ủy các cấp đã xây dựng và bổ sung chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bảo đảm ngắn gọn, sát thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị và niêm yết công khai tại nơi làm việc để nhân dân giám sát việc thực hiện. Tỉnh đã chỉ đạo nghiêm túc việc học tập chuyên đề toàn khóa và các chuyên đề học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hằng năm.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Kế hoạch số 128 ngày 06/11/2021 thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05, xác định nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 với chủ đề là: “Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, xây dựng tỉnh Tuyên Quang có nền hành chính hoạt động hiệu lực, hiệu quả; môi trường xanh - sạch - đẹp; kinh tế phát triển nhanh, bền vững”. Hằng năm, lựa chọn nội dung đột phá, tập trung vào việc định rõ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu trong đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, tác phong công tác, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Biên soạn, phát hành Tài liệu chuyên đề năm 2022 "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy ý chí tự lực, tự cường, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, góp phần xây dựng nền hành chính hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững" phục vụ học tập trong toàn tỉnh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước. Ngày 05/6/1911, từ Bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành lên đường sang phương Tây, mang theo mình một khát vọng cháy bỏng tìm đường cứu nước để đem lại tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc.
Sau gần 10 năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đi đến nhiều châu lục, tiến hành khảo sát chủ nghĩa thực dân, đế quốc ở các nước tư bản và nhiều nước thuộc địa. Sớm nhận thức được xu hướng phát triển của thời đại, Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng của những người cộng sản Việt Nam, năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức Cộng sản Đoàn làm nòng cốt, đào tạo cán bộ cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Năm 1929, nhiều tổ chức cộng sản đã ra đời ở Việt Nam: Đông Dương Cộng sản Đảng; An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Năm 1930 được sự phân công của Quốc tế Cộng sản, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
Mùa Xuân năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Người, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đồng lòng, chung sức làm nên những chiến thắng vang dội trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc, kết thúc bằng cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã giành thắng lợi hoàn toàn đưa Tổ quốc ta về một mối; mở ra một kỷ nguyên mới: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, từ đây toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cùng nhau đoàn kết trong cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ngày 02/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, để lại muôn vàn tiếc thương cho toàn Đảng, dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng vĩ đại, có những cống hiến xuất sắc cho dân tộc và cho nhân loại tiến bộ. Tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện qua những nội dung như: Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Phong cách Hồ Chí Minh, gắn liền với nhân cách trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng của Hồ Chí Minh, với tư cách là một vĩ nhân, một nhà văn hóa kiệt xuất. Đó là một phong cách vừa dân tộc vừa hiện đại, vừa khoa học vừa cách mạng, vừa cao cả vừa thiết thực. Những nội dung chủ yếu của phong cách Hồ Chí Minh bao gồm: Phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt...
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Vai trò, vị thế của tỉnh Tuyên Quang gắn với sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; một số nội dung triển khai học tập chuyên đề năm 2022
Tự hào với vai trò là Thủ đô Khu giải phóng - Thủ đô kháng chiến, Tuyên Quang đã chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại và mãi khắc ghi sâu đậm hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống, làm việc gần 6 năm trên 20 địa điểm khác nhau ở Tuyên Quang. Người đã chủ trì nhiều hội nghị lớn, có ý nghĩa lịch sử trọng đại gắn liền với vận mệnh của dân tộc như: Hội nghị toàn Quốc của Đảng (tháng 8/1945), Quốc dân Đại hội Tân Trào (tháng 8/1945), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2/1951)... lán Nà Nưa (Nà Lừa), đình Tân Trào, Kim Bình, Hang Bòng, Kim Quan... những địa danh đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tuyên Quang luôn xác định việc học tập và làm theo Bác là vinh dự, tình cảm, sự trân trọng, tôn vinh công lao trời biển của Bác đối với dân tộc Việt Nam. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gần đây nhất là Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những năm qua, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với những giải pháp hiệu quả, thiết thực. Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành hệ thống văn bản lãnh đạo, triển khai quán triệt chặt chẽ, bài bản, bám sát hướng dẫn của Trung ương và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trong tỉnh xây dựng kế hoạch để cụ thể hoá và tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị; đăng ký các nội dung đột phá, làm theo của tập thể và cá nhân, xây dựng các mô hình tiêu biểu, lấy đó làm một trong những tiêu chí đánh giá phân loại tổ chức đảng, đảng viên hằng năm.
Học tập lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một tấm gương sống có giá trị hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo cấp ủy, chính quyền chú trọng xây dựng và nhân rộng các tập thể và cá nhân có thành tích tiêu biểu trong các lĩnh vực, nhất là phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ đồng bào có hoàn cảnh khó khăn... Sau 05 năm thực hiện, đã có hàng ngàn tập thể và cá nhân tiêu biểu được các cấp, các ngành ghi nhận, biểu dương, khen thưởng với những việc làm tốt, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, lan tỏa những việc làm tốt đẹp đến cộng đồng. Tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, tỉnh đã thực hiện truyền hình trực tiếp, xây dựng phóng sự, tổ chức gặp gỡ, giao lưu những tấm gương tiêu biểu đã tạo ấn tượng, xúc động sâu sắc, để lại dấu ấn tốt đẹp có sức lan tỏa lớn. Cấp ủy các cấp đã xây dựng và bổ sung chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bảo đảm ngắn gọn, sát thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị và niêm yết công khai tại nơi làm việc để nhân dân giám sát việc thực hiện. Tỉnh đã chỉ đạo nghiêm túc việc học tập chuyên đề toàn khóa và các chuyên đề học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hằng năm.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Kế hoạch số 128 ngày 06/11/2021 thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05, xác định nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 với chủ đề là: “Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, xây dựng tỉnh Tuyên Quang có nền hành chính hoạt động hiệu lực, hiệu quả; môi trường xanh - sạch - đẹp; kinh tế phát triển nhanh, bền vững”. Hằng năm, lựa chọn nội dung đột phá, tập trung vào việc định rõ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu trong đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, tác phong công tác, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Biên soạn, phát hành Tài liệu chuyên đề năm 2022 "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy ý chí tự lực, tự cường, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, góp phần xây dựng nền hành chính hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững" phục vụ học tập trong toàn tỉnh.
Nguồn: Trang thông tin điện tử Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp
Thiết thực chào mừng kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang ra sức thi đua, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phát huy cao độ truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc… phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra, góp phần xây dựng quê hương Tuyên Quang ngày càng giàu đẹp, văn minh./.
Thông tin khác
- Về việc ngừng, giảm mức cung cấp điện để sửa chữa lưới điện (08/10/2024)
- Nhân vật lịch sử - đồng chí nguyễn văn cưng (1909 –1935)... (08/10/2024)
- Nhân vật lịch sử đồng chí phan văn bảy (1910- 1942) (07/10/2024)
- Hội nông dân phường tổ chức lễ bàn giao nhà nghĩa tình nông dân (05/10/2024)
- Đoàn tncs hcm phường tổ chức lễ tổng kết chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2024 (05/10/2024)
- Cảnh giác tình trạng lừa đảo đưa lao động việt nam đi làm việc tại hàn quốc và australia (úc) (05/10/2024)
- Nhân vật lịch sử đồng chí phạm hữu lầu - từ người yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản (05/10/2024)
- Ubnd phường tân quy đông tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo ubnd phường với đoàn viên thanh niên (05/10/2024)
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét